Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Kinh tế tri thức nhìn từ danh sách tỷ phú công nghệ của tạp chí Forbes

Tác giả: Phạm Huy Thông - Đăng ngày: .

Có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau về kinh tế tri thức, tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng một trong những ‘trụ cột’ quan trọng của kinh tế tri thức đó chính là tri thức khoa học công nghệ.


Người nào hay doanh nghiệp nào nắm được tri thức khoa học công nghệ thì sẽ giành nhiều ưu thế trong cạnh tranh, thậm chí có thể tạo ra xu hướng dẫn dắt các doanh nghiệp khác đi theo.

 

Có thể thấy điều này theo thông qua danh sách công bố các tỷ phú thế giới hàng năm của tạp chí Forbes. Theo đó, năm 2019, trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới thì có tới 5 người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm Jeff Bezos, Bill Gates, Larry Ellison, Mark Zuckerberg và Larry Page.

 

 

Người giàu nhất thế giới hiện tại là Jeff Bezos với tổng tài sản 131 tỷ USD. Bằng khả năng nhạy bén của mình, vào năm 1994, Jeff  Bezos đã sáng lập ra Amazon, từ đó đến này công ty chuyên về buôn bán trực tuyến đã phát triển một gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ. Sự phát triển của Amazon đã làm thay đổi nhiều nhiều thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Từ chỗ phải đi mua sắm trực tiếp ở các cửa hàng, thì nay chỉ bằng những cú click chuột người ta đã có thể lựa chọn được những sản phẩm ưng ý, đảm bảo chất lượng từ Amazon. Chính Amazon cũng tạo ra xu thế kinh doanh trực tuyến ở nhiều quốc gia khác và đây sẽ tiếp tục là xu hướng kinh doanh trong tương lại.

 

Người giàu thứ hai thế giới không ai khác chính là Bill Gates. Bất cứ ai sử dụng máy tính đều biết đến ông, bởi ông chính là người sáng lập ra công ty phần mềm nổi tiếng thế giới – Microsoft. Thành lập từ năm 1975 nhưng đến nay Microsoft vẫn giữ vững được vị thế ông lớn trong lĩnh vực công nghệ bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều gã khổng lồ công nghệ khác. Hiện nay đa phần máy tính để bàn và máy tính xách tay đều sử dụng hệ điều hành window của Microsoft.Theo Forbes, năm 2019, tổng tài sản hiện tại của tỷ phú người Mỹ là 96,5 tỷ USD.

 

Một tỷ phú nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ khác, đó là Larry Ellison với tổng tài sản 62,5 tỷ USD. Từng phải bỏ học khi đang là sinh viên vì thiếu học phí, nhưng bằng khả năng và nhạy bén về tri thức về khoa học công nghệ, Larry Ellison đã đồng sáng lập ra Oracle, công ty phần mềm giúp quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ khách hàng. Bên cạnh đó, ông còn nắm bắt xu thế phát triển của tương lai khi mua 3 triệu cổ phiếu của Telsa để gia nhập hội đồng quản trị của một trong những công ty công nghệ nổi tiếng với các mẫu xe chạy bằng điện.

 

Ở vị trí giàu thứ 8 thế giới là cái tên rất quen thuộc: Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Facebook không phải là mạng xã hội đầu tiên trên thế giới, nhưng nhờ nắm bắt những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ, Facebook dần trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực giao tiếp và tương tác trực tuyến. Bên cạnh đó, để giữ vững được vị trí, Mark Zuckerberg luôn đề cao tính đổi mới và sáng tạo – một yếu tố rất quan trọng trong kinh tế tri thức – trong việc điều hành công ty.

 

Cũng đề cao tính đổi mới và sáng tạo đó là Larry Page, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google. Trong lĩnh vực tìm kiếm trên nền tảng Internet, Google gần như không có đối thủ, dù Bing của Microsoft hay Fire fox đã rất cố gắng theo đuổi đối thủ. Hiện nay Page đang nắm giữ chức CEO của công ty Alphabet (công ty mẹ của Google) và có tổng tài sản ước tính 50,8 tỷ USD, xếp thứ 10 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 của tạp chí Forbes.

 

Thông qua danh sách 5 tỷ phú công nghệ năm 2019 theo công bố của tạp chí Forbes cho thấy, công nghệ và tri thức khoa học công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế tri thức. Tất nhiên, để kinh tế tri phát triển còn cần nhiều yếu tố khác nữa, như giáo dục đào tạo, thể chế, hành lang pháp lý…nhưng yếu tố khoa học công nghệ luôn đứng ở vị trí hàng đầu, nhất là trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

 

Tài liệu tham khảo

[1]. https://www.forbes.com/billionaires/#12dc666a251c