Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Xây dựng văn minh sinh thái dưới góc nhìn phát triển khoa học ở Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Huy Thông - Đăng ngày: .

 

Trong giai đoạn mới của thế kỷ mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc căn cứ vào tình trạng cụ thể ở trong nước và thế giới để đưa ra những tư tưởng, chiến lược mới trong sự phát triển của khoa học. Nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào từng chỉ rõ, tư tưởng phát triển bền vững của Trung Quốc chính là mối quan hệ hài hoà giữa con người và tự nhiên, điều tiết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với nhân lực, tài nguyên, môi trường, kiên quyết đi theo con đường phát triển sản xuất, đời sống ấm no và môi trường sinh thái lành mạnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của văn minh sinh thái.


Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định, phát triển khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chấn hưng đất nước, lấy con người làm trung tâm, với yêu cầu cơ bản là phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững. Một trong những nội dung quan trọng trong phát triển khoa học, cơ sở lý luận lấy con người làm gốc chính là nguyên tắc chủ thể của người đứng đầu, khi yêu cầu con người xử lý mối quan hệ giữa con người với tự nhiên phải tự giác nhận nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái.

Trung Quốc cho rằng sức sản xuất khi phát triển chính là việc tăng cường phát triển kinh tế xã hội phải hài hoà với việc bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, khi nỗ lực thực hiện sự phát triển toàn diện, hài hoà và bền vững mỗi quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng chính là yêu cầu phải xử lý mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa con người với con người, toàn diện thúc đầy kinh tế, chính trị, văn hoá và xây dựng xã hội, khiến cho các liên kết, các phương diện hài hoà, thúc đẩy sự hài hoà giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất, kiến trúc thượng tầng và nền tảng kinh tế, bước vào con đường phát triển văn minh sản xuất, đời sống ấm no, văn minh sinh thái.

Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một môi trường xã hội tiết kiệm nguồn tài nguyên và thân thiện với môi trường. Chính phủ Trung Quốc cố gắng thúc đẩy sự phát triển hài hoà giữa phát triển kinh tế với nhân lực tài nguyên và môi trường, cho người dân một cuộc sống trong môi trường sinh thái tốt đẹp, thực hiện sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội.

Vì vậy, hiện nay, Trung Quốc đang quán triệt tư tưởng phát triển khoa học dựa trên tình hình đặc thù của đất nước, nhận định đầy đủ và hiểu rõ những điều kiện chính trị xã hội, trình độ phát triển kinh tế văn hoá, tình trạng dân trí và môi trường sinh thái tự nhiên. Trên cơ sở này, Trung Quốc tiến hành xây dựng văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội sinh thái hài hoà mang màu sắc Trung Quốc.

Là một quốc gia đang phát triển, khi tổng kết và rút kinh nghiệm từ bài học của các nước phát triển về môi trường sinh thái, Chính phủ Trung Quốc luôn nhắc nhở các doanh nghiệp khi tích cực phát triển nền kinh tế, thì cũng cần phải tăng cường bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái và phát triển bền vững môi trường sinh thái. Các doanh nghiệp phải thực hiện phát triển bền vững môi trường sinh thái theo nguyên tắc hướng dẫn cơ bản về phát triển, phải coi phát triển như là một phương tiện cơ bản để giải quyết các vấn đề của môi trường sinh thái, giảm thiểu chi phí sinh thái tự nhiên trong quá trình phát triển, thúc đẩy việc xây dựng sự hài hòa sinh thái với sự phát triển của kinh tế xã hội và đo bằng sự hài hòa sinh thái.

Do đó, ở Trung Quốc, trong tư tưởng chỉ đạo, phát triển khoa học kỹ thuật phải chú trọng đến bảo vệ môi trường tự nhiên, duy trì an toàn sinh thái, thực hiện phát triển bền vững, điều quan trọng là bản thân những yêu cầu này được xem là những nhân tố cấu thành cơ bản trong sự phát triển toàn diện chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, trong đó có xây dựng văn minh sinh thái. Từ đó có thể thấy, nội hàm khoa học và chất lượng tinh thần của phát triển khoa học mà Trung Quốc đang theo đuổi chính là những thể hiện cụ thể và phản ánh hiện thực của tư tưởng sinh thái của Mác và Ăngghen.

Tài liệu tham khảo

[1] 陈志毅.对科学发展观和中国特色社会主义的理论新贡献——党的十八大报告的新思想、新观点、新论断[J]. 科学大众(科学教育), 2013

[2] 李国平; 刘生胜. 中国生态补偿40:政策演进与理论逻辑[J].西安交通大学学报(社会科学版)2018.