Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

ĐẠI HỘI CHI BỘ KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT NHIỆM KỲ 2024 - 2027

Tác giả: Đậu Thị Hồng. - Đăng trong mục: Giới thiệu

Chiều ngày 30/10/2024, tại hội trường tầng 13, toà nhà làm việc trường Đại học Hà Tĩnh, Chi bộ khoa Chính trị - Luật đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2024-2027 với sự dân chủ, thống nhất và đồng thuận cao, hướng tới một nhiệm kỳ đổi mới, sáng tạo và quyết tâm thực hiện toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được đề ra.

Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Uỷ viên BCH Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh

Về phía Chi bộ Khoa Chính trị - Luật có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Bí thư Chi bộ, Trưởng Khoa Chính trị - Luật cùng toàn thể đảng viên của Chi bộ.

Sau nghi lễ chào cờ, khai mạc, Đại hội đã bầu ra Đoàn chủ tịch gồm các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2024, Dương Thị Cẩm Hằng - Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2022-2024, Đậu Thị Hồng - chi uỷ viênchi bộ nhiệm kỳ 2022-2024.  Ban Thư ký gồm: đồng chí Trần Thị Mai Hương và đồng chí Nguyễn Hoàng.

Sau bài phát biểu khai mạc đại hội của đồng chí Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2024, các đại biểu đã nghe Báo cáo tư cách đại biểu dự Đại hội; Báo cáo dự thảo tổng kết công tác Đảng nhiệm kỳ 2022 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác Đảng nhiệm kỳ 2024 - 2027; Kiểm điểm kết quả lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ vừa qua. Đại hội cũng đã lắng nghe các ý kiến tham luận của các đồng chí Nguyễn Thị Bích Hằng, Trần Nguyên Hào, Lê Thị Thái và các ý kiến phát biểu của các đồng chí Hoàng Thị Chiến, Nguyễn Hoàng.

Các đại biểu đều nhất trí cao với các báo cáo dự thảo, kiểm điểm được trình bày tại Đại hội. Với tinh thần làm việc dân chủ, nghiêm túc, theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Đảng ủy trường Đại học Hà Tĩnh, Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị trình Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2024 - 2027; Kiểm điểm kết quả lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ trước, bổ sung những kết quả đạt được, những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; Đại biểu cũng đã thảo luận, thống nhất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ 2024 - 2027.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chíNguyễn Văn Thanh - Uỷ viên BCH Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh đã đánh giá cao và ghi nhận  những kết quả đạt được trên mọi mặt của Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2024. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy trường Đại học Hà Tĩnh, Chi bộ khoa Chính trị - Luật đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc, toàn diện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Đảng ủy. Chi bộ luôn coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; việc chấp hành các quy định, hướng dẫn của của cấp ủy cấp trên về sinh hoạt Đảng được thực hiện nghiêm túc. Đồng chí Thanh nhấn mạnh: Chi bộ nhiệm kỳ mới cần phát huy thành quả đạt được, tiếp tục đổi mới, sáng tạo  hơn nữa để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ trường Đại học Hà Tĩnh giao phó.

Đại hội đã tiến hành bầu chi ủy, chức danh Bí thư chi bộ, Phó bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2024 – 2027. Ban chấp hành chi ủy nhiệm kỳ mới được bầu tại đại hội gồm ba đồng chí: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phạm Huy Thông, Nguyễn Thị Hồng Ninh. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục được toàn thể đảng viên Chi bộ tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ với số phiếu đồng thuận tuyệt đối, 100%.

Thay mặt cho Chi ủy nhiệm kỳ mới, tân Bí thư chi bộ khoa nhiệm kỳ 2024-2027,  đồng chí Nguyễn Thị Thanh Nhàn phát biểu nhận nhiệm vụ và khẳng định quyết tâm nỗ lực, đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, sự sáng tạo để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ .

Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao của các đồng chí đảng viên, Đại hội đã thành công tốt đẹp, hoàn thành tốt toàn bộ nội dung, chương trình của Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2024 - 2027 đề ra.

Dưới đây là một số hình ảnh về Đại hội:

ĐOÀN VIÊN KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT THAM GIA HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỚI THANH NIÊN

Tác giả: ThS. Dương Thị Cẩm Hằng. - Đăng trong mục: Giới thiệu

Ngày 17 tháng 10 năm 2020, đoàn viên trẻ tiêu biểu khoa Chính trị - Luật đã vinh dự tham gia Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên, chủ đề: “Thanh niên Hà Tĩnh tiên phong chuyển đổi số, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội”.


Dưới sự chủ trì của đồng chí Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành đã trả lời, giải đáp chi tiết, cặn kẽ các thắc mắc, trăn trở của ĐVTN, đồng thời ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của thanh niên tỉnh nhà trong các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số, việc làm và khởi nghiệp.

Nhiều câu hỏi được đặt ra hết sức thẳng thắn. Tại Hội nghị, đoàn viên Dương Thị Cẩm Hằng - Bí thư Liên chi đoàn Khoa chính trị - Luật đã bày tỏ trăn trở về sự hạn chế trình độ ngoại ngữ của lực lượng lao động trẻ và đề nghị Tỉnh có các giải pháp để tiếp tục nâng cao năng lực ngoại ngữ cho ĐVTN là cán bộ, công chức, viên chức và ĐVTN là học sinh, sinh viên khối trường học.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Võ Trọng Hải đã ghi nhận những đóng góp của ĐVTN và đề nghị các cấp, ngành liên quan tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên phát huy sức trẻ, tiếp tục cống hiến cho xã hội

Dưới đây là một số hình ảnh về Hội nghị

 

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Tác giả: Đậu Thị Hồng. - Đăng trong mục: Giới thiệu

Khoa học - công nghệ đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống nhân loại, mà kết quả quan trọng nhất là đã tạo ra bước ngoặt phát triển về chất của lực lượng sản xuất. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển các mặt khác của đời sống nhân loại. Điều đó đã minh chứng và làm sâu sắc thêm cho luận điểm được nêu ra ngay từ những năm giữa thế kỷ XIX của C.Mác: Khoa học - kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” (khoa học) biến thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Ở nước ta cũng không ngoại lệ, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta. Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược đó, đào tạo có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới của đất nước trong bối cảnh hiện nay.

  1. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng 4.0

Nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực, nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Liên Hiệp Quốc cho rằng nguồn lực con người là tất cả những kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khía cạnh về số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động [Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh,  2009]. Nguồn nhân lực là tổng hòa các yếu tố về thể chất, trí tuệ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, đạo đức; trình độ chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng, kinh nghiệm, đang và sẵn sàng th1am gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là là bộ phận ưu việt nhất của nguồn nhân lực, kết tinh những gì tinh túy nhất, chất lượng nhất của nguồn nhân lực. Đây là bộ phận lao động có phẩm chất thái độ đúng; có sức khỏe; có trình độ học vấn có trình độ chuyên môn cao hoặc có kỹ năng lao động giỏi tương ứng với một nghề nghiệp cụ thể; có năng lực sáng tạo; biết vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào trong quá trình lao động sản xuất; nhằm đem lại năng suất và hiệu quả cao.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển với các nội dung liên quan đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các điều khiển mềm thông qua các máy tính và mạng máy tính để liên kết hầu hết các lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, như kinh tế, ngân hàng, xây dựng, nông nghiệp, giao thông, giáo dục, giải trí, thiết bị gia dụng, công nghệ thông tin truyền thông, v.v.. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gây chú ý với những ứng dụng đã và đang hình thành mang tính đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3D, và công nghệ nano thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức, bởi nguồn lực phát triển quan trọng nhất của nó là nhân lực có năng lực sáng tạo công nghệ. Theo đó, quốc gia nào sở hữu nhiều tri thức, nhân lực chất lượng cao sẽ giành ưu thế cạnh tranh toàn cầu. Các nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết tiếp cận nhanh  cuộc Cách  mạng công nghiệp 4.0 nhưng có thể sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tận dụng tốt những lợi thế và cơ hội từ cuộc cách mạng này.

  1. Những cơ hội và thách thức của cách mạng 4.0 đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Những cơ hội:

Nhân lực chất lượng cao có vai trò quyết định trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, giúp đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần quyết định thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Với tác động của cuộc cách mạng 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều cơ hội để phát triển:

Trước hết, nhân lực chất lượng cao có điều kiện nâng cao trình độ học vấn cao, liên tục tích lũy làm giàu tri thức, khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao với những thay đổi về công việc, nghề nghiệp, nơi làm việc, về sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ mới. Trong bối cảnh hiện nay, sự sáng tạo ra tri thức diễn ra với quy mô lớn, việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội, đồng thời, việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra hết sức nhanh chóng, rộng khắp, nhờ vào các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới của thời  kỳ  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa (CNH, HĐH) đất nước, khi thế giới đang tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ các nhà trí thức khoa học, công nghệ đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người làm công tác khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trên các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ tiên  tiến và các  dịch  vụ khoa học, công nghệ khác. Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tiếp tục khẳng định được vai trò động lực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành  thông  qua  việc tập trung xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô lớn, theo cụm nhiệm vụ để giải  quyết  những  vấn  đề  cấp  thiết,  trọng tâm, trọng điểm.

Nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà nguồn nhân lực chất lượng cao cũng có điều kiện được học tập, trao đổi, chuyển giao công nghệ ra nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, mà còn tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam

Một số thách thức

Thứ nhất, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kỹ năng mềm tốt trong khi chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về kỹ năng mềm. Sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cách thức kết nối cung - cầu lao động, biên giới về lao động giữa các quốc gia trở nên mờ nhạt làm cho hiện tượng chảy chất xám ở nước ta diễn ra nhiều hơn trong khi nước ta lại rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao đó.

Thứ ba, sự dịch chuyển sang nền kinh tế số, công nghệ số dẫn tới nhiều ngành nghề chứa hàm lượng tri thức cao. Đây là thời kỳ mới để chính người lao động Việt Nam phải tăng cường học hỏi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng mặt khác, nó cũng tạo ra tình trạng bất bình đẳng về cơ hội việc làm, bất bình đẳng giới, chênh lệch thu nhập dẫn đến khoảng cách giàu - nghèo lớn và các hệ quả xã hội khác.

Thế giới đang chứng kiến và chịu sự tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng 4.0. Như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, sự phát triển thần kỳ như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng của nó làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp đã và đang mang lại một diện mạo hết sức mới mẻ cho các quốc gia đặc biệt đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Các cơ sở đào tạo trong đó có các trường đại học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều quan trọng là phải thay đổi nội dung, phương thức đào tạo, tạo ra văn hóa nhân lực để đi tắt, đón đầu tận dụng những cơ hội cũng như thách thức của cuộc cách mạng 4.0 tạo ra những đột phá mới trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008). Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Trường đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

  1. ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,  Nxb CTQGST, H. 2021

3.Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kì CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.Nguyễn Tiệp (2005). Giáo trình nguồn nhân lực. Trường đại học lao động xã hội, nhà xuất bản lao động-xã hội.

5.TS. Nguyễn Thanh Mai, Chất lượng nguồn nhân lực, địa chỉ: http://voer.edu.vn/m/chat-luong-nguon-nhan-luc//758c8b47 25.

  1. PGS.TS. Phạm Văn Sơn (2015), 7 giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam, địa chỉ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/7-giai-phapnang-cao-chat-luong-nhan-luc-viet-nam-602980.html

 

Khoa Chính trị - Luật đã tổ chức thành công Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022- 2023

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Bích Hằng. - Đăng trong mục: Giới thiệu

Thực hiện kế hoạch năm học của Trường Đại học Hà Tĩnh, chiều ngày 06/4/2023  Khoa Chính trị - Luật đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học.

Tham dự Hội nghị có TS. Trần Thị Ái Đức, Phó Hiệu trường nhà trường, ThS. Trần Thị Khánh, Phó Trưởng phòng Đào tạo; ThS. Lê Thị Thu, đại diện Phòng QLKH - Đối ngoại - Truyền thông cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Chính trị - Luật.  Dưới sự hỗ trợ của các giảng viên hướng dẫn, có 13 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các lớp ngành Luật được Hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá cao. Trong đó, có 05 đề tài xuất sắc được lựa chọn báo cáo tại Hội nghị.

Thành quả của các công trình nghiên cứu đã thể hiện sự tâm huyết của sinh viên sau thời gian nỗ lực, tích cực tìm tòi, tiếp cận tri thức mới; đó cũng thể hiện năng lực nghiên cứu và sự sáng tạo của sinh viên. Những kết quả đạt được không chỉ ghi nhận sự trưởng thành của sinh viên trong công tác nghiên cứu khoa học, mà còn nâng cao vai trò, vị trí sinh viên của Khoa Chính trị - Luật nói riêng và sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh nói chung.

Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trưởng Khoa- Trưởng Ban Giám khảo đã tổng kết, đánh giá cao phong trào nghiên cứu khoa học  của sinh viên Khoa Chính trị - Luật năm học 2022 – 2023. TS. Nguyễn Thị Bích Hằng, Phó Trưởng khoa ghi nhận những thành tích của sinh viên, những cống hiến của giảng viên hướng dẫn. Lãnh đạo Khoa, Ban Giám khảo đã trao giải thưởng và giấy chứng nhận cho sinh viên có thành tích trong phong trào nghiên cứu khoa học. Cụ thể, 01 giải Nhất cho đề tài “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự- Thực tiễn của VKSND Khu vực 1, huyện Seekhot, thủ đô Viêng Chăn” của sinh Pele Chounvandith và Khamboy Vilaiphone – K12 Luật, GVHD TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn; 02 giải Nhì cho đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện vào học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại Học Hà Tĩnh” của  sinh viên Nguyễn Mạnh Quân- K14 Luật, GVHD ThS. Đường Thế Anh và “Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào” của nhóm sinh viên Om Xaikhounphanh; Bouaphanh Khattiya và Thebphachanh Sylinanh K12 Luật, GVHD ThS. Trần Thị Tú Anh; 02 giải Ba cho đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền

con người, thực tiễn tại VKSND miền Nam” của sinh viên Lamphan Souvannasan; Sisomphone Inthavong và Sanyahack Phonphakdy - K12 Luật, GVHD ThS. Đinh Tiên Hoàng và “Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự tại TAND cấp cao Thủ đô Viêng Chăn” của sinh viên Champathong Mouatlith, GVHD ThS, Nguyễn Hoàng và trao giấy chứng nhận cho tất cả những sinh viên đã tham gia nghiên cứu khoa học.

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học  năm học 2022-2023 của Khoa Chính trị - Luật đã tổ chức thành công tốt đẹp; những đề tài xuất sắc được Khoa giới thiệu dự thi Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường.  

Sau đây là, một số hình ảnh tại Hội nghị:

Khoa Chính trị - Luật tổ chức Hội nghị Viên chức và người lao động

Tác giả: Đậu Thị Hồng. - Đăng trong mục: Giới thiệu

Chiều ngày 15/10/2021 Khoa Chính trị - Luật tổ chức Hội nghị Viên chức và người lao động năm học 2021 – 2022.

Với tầm quan trọng của Hội nghị, toàn thể các đồng chí giảng viên, nhân viên trong đơn vị đã thể hiện sự nghiêm túc, tập trung cao độ trong suốt quá trình diễn ra chương trình hội nghị.

Để điều hành chương trình, Hội nghị đã bầu ra Đoàn chủ tịch gồm có 03 đồng chí là: Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Bí thư Chi bộ- Trưởng); TS. Nguyễn Thị Bích Hằng (Phó Bí thư Chi bộ- Phó trưởng khoa); ThS. Phạm Thị Thanh Huyền (chủ tịch công đoàn Khoa; Đoàn Chủ tịch cũng đã giới thiệu đồng chí Dương Thị Cẩm Hằng làm thư ký Hội nghị. Về khách mời tham dự đại hội có TS. Đoàn Hoài Sơn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh.

Hội nghị cũng được lắng nghe các bản báo cáo gắn liền với thực tiễn hoạt động của đơn vị trong năm học vừa qua và báo cáo hương hướng, kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022. Tại hội nghị, các viên chức toàn Khoa đã có những ý kiến góp ý, xây dựng cho các bản báo cáo của Khoa, các văn bản của Trường cùng những tâm tư, nguyện vọng của các công đoàn viên. 

Hội nghị đã tạo không khí thi đua sôi nổi, tinh thần Đoàn kết - Chung sức - Chung lòng - Phấn đấu thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm học 2021-2022 cũng như quyết tâm xây dựng và phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh.