Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO TẠI KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

Tác giả: Đậu Thị Hồng - Đăng ngày: . - Đăng trong mục: Tin tức - Sự kiện

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO TẠI KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

ThS. Trân Nguyên Hào

Thực hiện Kế hoạch triển khai các giải pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho Lưu học sinh Lào, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng kết quả học tập của Lưu học sinh Lào học tiếng Việt do Trường Đại học Hà Tĩnh ban hành, Khoa Chính trị Luật đã có những giải pháp rất thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Việt đã thể hiện những đổi mới sáng tạo trong cả hình thức và nội dung. Cụ thể như sau:

  1. Đổi mới sáng tạo trong phân công GV phụ trách nội dung, GV chuyên ngành hỗ trợ triển khai Câu lạc bộ tiếng Việt hàng tuần theo các chủ đề phong phú, đa dạng và phù hợp với chuyên ngành học tập.

Ban chủ nhiệm Khoa đã ra KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ CHO SINH VIÊN LÀO KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT, Năm học 2024 – 2025 (Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6)

NGÀY

CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG

NGƯỜI PHỤ TRÁCH NỘI DUNG

GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH HỖ TRỢ

2/4/2025

Chủ đề:

“Tiếng Việt trong quan hệ mua bán hàng hoá sinh hoạt cá nhân”

Thầy Nguyễn Hoàng

 

 

Cô Trần Thị Mai Hương

9/4/2025

Chủ đề :

“Tiếng Việt giao tiếp khi tham gia giao thông”

Thầy Đinh Tiên Hoàng

 

Cô Nguyễn Thị Hồng Ninh

16/4/2025

Chủ đề:

“Tiếng Việt giao tiếp chuyên ngành chính trị”

Cô Lê Thị Thái

 

Đậu Thị Hồng

23/4/2025

Tiếng việt trong giao tiếp

Chủ đề: Tự do

Thầy Trần Nguyên Hào

Đào Thị Thúy

7/5/2025

Tiếng việt trong giao tiếp

Chủ đề: Tự do

Cô Nguyễn Thị Hồng Ninh

Nguyễn Thị Hà

14/5/2025

Tiếng việt trong giao tiếp

Chủ đề: Tự do

Nguyễn Thị Hà

Lê Thị Thái

21/5/2025

Tiếng việt trong giao tiếp

Chủ đề: Tự do

Cô Đâu Thị Hồng

 

Thầy Nguyễn Hoàng

28/5/2025

Tiếng việt trong giao tiếp

Chủ đề: Tự do

Cô Đào Thị Thúy

 

Thầy Đinh Tiên Hoàng

4/6/2025

Tiếng việt trong giao tiếp

Chủ đề: Tự do

Cô Trần Thị Mai Hương

Thầy Trần Nguyên Hào

11/6/2025

Chủ đề: “Tiếng Việt trong lĩnh vực lao động và việc làm”

Thầy Nguyễn Hoàng

 

Cô Nguyễn Thị Hà

18/6/2025

Chủ đề: “Tiếng Việt giao tiếp trong bệnh viên”

Thầy Đinh tiên Hoàng

 

Cô Lê Thị Thái

Hết năm học 2024-2025

 

 

 

- Thời gian thực hiện: Thứ 4 hàng tuần bắt đầu từ 10h đến 11h15 phút, tại Văn phòng Khoa Chính trị-Luật, Tầng 7, Cẩm Vịnh-Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh.

- Cán bộ trực khoa và thông báo đến sinh viên lịch hàng tuần/tháng: Cô Hoàng Thị Chiến.

- Đôn đốc sinh viên tham gia học tập tại thư viện trường,ít nhất 02 buổi/tuần và có báo cáo hàng tuần về Ban Chủ nhiệm Khoa: Cô Hà; Thầy Đinh Hoàng; Thầy Nguyễn Hoàng.

- Giao ban công tác LHS Lào của Khoa 01/tháng/lần:  Ban Chủ nhiệm Khoa.

 

  1. Đổi mới trong hình thức và nội dung triển khai các Câu lạc bộ tiếng Việt của giảng viên phụ trách và giảng viên chuyên ngành hỗ trợ

Các giảng viên được phân công phụ trách nội dung và các giảng viên chuyên ngành được phân công hỗ trợ tiếng Việt cho sinh viên Lào của Khoa với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết và tận tình với sinh viên Lào đã có những đổi mới sáng tạo trong việc thực hiện Câu lạc bộ tiếng Việt. Giảng viên Khoa Chính trị - Luật đã xác định mục tiêu của Câu lạc bộ tiếng Việt ngay từ đầu là giúp sinh viên Lào không chỉ nâng cao vốn tiếng Việt, các kỹ năng sử dụng tiếng Việt như Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Việt, mà còn nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết như Kỹ năng giao tiếp - ứng xử, Kỷ năng thuyết trình, Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng tư duy tích cực, sáng tạo và giải quyết vấn đề hiệu quả. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng đã có những đổi mới về hình thức tổ chức Câu lạc bộ tiếng Việt như: cho sinh viên Lào giải ô chữ, hát các bài hát tiếng Việt, thi các kỹ năng sử dụng tiếng Việt giữa hai đội thi…

Để thể hiện sự đổi mới sáng tạo trên trong quá trình triển khai hỗ trợ tiếng Việt cho sinh viên Lào từ đầu tháng 4 đến nay, chúng tôi xin được minh hoạ một buổi tổ chức Câu lạc bộ tiếng Việt được thực hiện bởi hâi giảng viên: ThS. Trần Nguyên Hào (GV phụ trách nội dung), ThS. Đào Thị Thuý (GV chuyên ngành hỗ trợ) vào sáng 23/4/2025, như sau:

* Về nội dung:

- Chủ đề: Giao tiếp của chính khách

- Nội dung bài đọc và câu hỏi:

Bài đọc 1. KỸ NĂNG GIAO TIÊP CỦA CHÍNH KHÁCH

Trong các cuộc hội họp giữa các chính khách, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng để đạt được sự đồng thuận và xây dựng mối quan hệ hợp tác. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi sự lịch sự, rõ ràng và tôn trọng lẫn nhau. Các chính khách thường sử dụng ngôn ngữ ngoại giao để bày tỏ quan điểm, tránh gây hiểu lầm hoặc xung đột.

Ví dụ, khi thảo luận về các vấn đề nhạy cảm như thương mại hoặc an ninh, họ thường chọn từ ngữ cẩn thận, nhấn mạnh lợi ích chung thay vì chỉ trích lẫn nhau. Ngôn ngữ cơ thể cũng quan trọng không kém. Một cái bắt tay chắc chắn, ánh mắt chân thành hay nụ cười thân thiện có thể tạo ra không khí tích cực.

Ngoài ra, lắng nghe là một kỹ năng không thể thiếu. Các chính khách giỏi thường lắng nghe đối phương để hiểu rõ ý định và tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi. Cuối cùng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước hội họp, bao gồm nghiên cứu về văn hóa và quan điểm của đối tác, giúp giao tiếp trở nên hiệu quả hơn.

- Câu hỏi :

  1. Hãy nêu các từ bạn đã hiểu nghĩa và các từ bạn chưa hiểu nghĩa
  2. Hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm đọc hiểu sau (chọn phương án đúng):
  3. Theo bài đọc, giao tiếp trong hội họp giữa các chính khách có vai trò gì?
  4. Gây xung đột giữa các bên
  5. Giúp đạt đồng thuận và xây dựng hợp tác
  6. Chỉ để thể hiện quan điểm cá nhân
  7. Tránh việc chuẩn bị trước hội họp
  8. Khi thảo luận các vấn đề nhạy cảm, các chính khách thường làm gì?
  9. Chỉ trích lẫn nhau
  10. Sử dụng ngôn ngữ ngoại giao và nhấn mạnh lợi ích chung
  11. Tránh nói về lợi ích chung
  12. Không chọn từ ngữ cẩn thận
  13. Ngôn ngữ cơ thể được nhắc đến trong bài đọc bao gồm những gì?
  14. Lắng nghe và chuẩn bị kỹ lưỡng
  15. Cái bắt tay, ánh mắt, nụ cười
  16. Viết bài phát biểu trước hội họp
  17. Thảo luận về thương mại và an ninh
  18. Kỹ năng nào được xem là không thể thiếu trong giao tiếp giữa các chính khách?
  19. Lắng nghe
  20. Chỉ trích đối phương
  21. Sử dụng từ ngữ phức tạp
  22. Tránh nghiên cứu văn hóa
  23. Việc chuẩn bị trước hội họp có lợi ích gì theo bài đọc?
  24. Giúp gây hiểu lầm với đối phương
  25. Làm giao tiếp kém hiệu quả
  26. Giúp hiểu văn hóa và quan điểm của đối phương
  27. Tránh việc lắng nghe ý kiến

 

* Về hình thức và mục tiêu: Thi giữa hai đội qua 5 phần (GV đánh giá, cho điểm):

- Phần 1: Kỹ năng đọc tiếng Việt (phát âm đúng, đọc trôi chảy): Hai đội đọc BĐ 1

- Phần 2. Kỹ năng nghe và Kỹ năng nói: Nghe GV đọc BĐ 1; sau đó đại diện hai dội nói về chủ đề hoặc ý/nội dung mình nắm được

- Phần 3. Kỹ năng đọc hiểu: (hiểu từ và hiểu nghĩa của đoạn văn): Hai đội (mỗi đội làm việc theo nhóm) đọc chậm bài đọc (đọc thầm) và chỉ ra các từ mình chưa hiểu nghĩa ; Làm các câu hỏi trắc nghiệm

- Phần 4. Viết tóm tắt đoạn văn (bài đọc). Viết cảm nhận, ý nghĩa rút ra từ nội dung bài đọc

- Phần 5. Thực hành kỹ năng mềm trong giao tiếp: Các thành viên hai đội thực hành các kỹ nưng: Bắt tay, chào hỏi,...

 

Với nội dung và hình thức tổ chức mang tính đổi mới sáng tạo như trên, Câu lạc bộ tiếng Việt đã và đang tạo hiệu ứng tích cực trong việc giúp sinh viên Lào nâng cao được vốn tiếng Việt, trong đó có vốn tiếng Việt chuyên ngành Luật, Chính trị học, nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong công tác sau này. Không những thế, Câu lạc bộ tiếng Việt do các giảng viên Khoa Chính trị - Luật tổ chức còn giúp sinh viên Lào của Khoa thực hành nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết để thành công trong nghề nghiệp tương lai; giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Việt, nghe giảng tiếng Việt và làm bài tập trên lớp, từ đó có hứng thú hơn trong học tập và có thói quen học tập tich cực hơn, kỹ năng học tập hiệu quả hơn.

Dưới dây là một vài hình ảnh về một Câu lạc bộ tiếng Việt được tổ chức tại Văn phòng Khoa Chính trị - Luật: