Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Ứng dụng Google Calssroom trong đào tạo E-Learning tại Trường Đại học Hà Tĩnh

Tác giả: ThS. Trần Nguyên Hào - Đăng ngày: .

 

 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về e-learning

 

1.1. Khái niệm e-leaning

 

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về e-learning theo các khía cạnh khác nhau, vì vậy có rất nhiều định nghĩa về e-learning.

 

Theo tài liệu tập huấn bài giảng điện tử e-learning của Cục công nghệ thông tin- Bộ Giáo dục và đào tạo, e-learning (electronic learning) là một thuật ngữ dùng để miêu tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông”

 

Theo William Horton, e-learning là sử dụng công nghệ web và Internet trong học tập [1, tr.165]

 

“E-learning là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục” (MASIE center)

 

“E-learning là cách thức học mới qua mạng internet, qua đó học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học suốt đời” (EDuSOFT LTD)

 

“E-learning là việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dưa trên máy tính” (Computer Base Training), (Sun microsystems, Inc)

 

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm e-learning theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

 

“Hiểu theo nghĩa rộng, e-learning (electronic learning) là việc ứng dụng công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) nhằm nâng cao chất lượng và thõa mãn nhu cầu đào tạo. Theo quan điểm hiện đại, e-learning là việc phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, internet, intranet...trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, Audio...thông qua một máy tính hay TV, người dạy và người học giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: Email, thảo luận trực tuyến (Chát), diễn đàn (Forum), hội thảo video (Video Conferencing... Việc giao tiếp có hai hình thức: - Giao tiếp đồng bộ (synchoronous) là hình thức giao tiếp trong đó những người sử dụng mạng tại cùng một thời điểm và giao tiếp với nhau; ví dụ, thảo luận trực tuyến, hội thảo video...; - Giao tiếp không đồng bộ (unsynchronous) là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết truy cập mạng tại cùng một thời điểm; ví dụ, email, diễn đàn.” [2, tr.20].

 

1.2. Lợi ích, hiệu quả của e-learning trong học tập, đào tạo qua đánh giá của một số công trình nghiên cứu

 

            Đã có nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước đánh giá cao tính hiệu quả e-learning trong học tập, đào tạo như:

 

            Trong đề tài nghiên cứu “writing on the board as students’preferred teaching modality in a physiology course”, nhóm tác giả Chris Armuour, Stephen D. Schneid, and Katharina Bandl (2015) cho rằng các dùng video tường thuật có thể thích hợp hơn so với dùng PowerPoint trong giảng dạy.

 

            Công trình nghiên cứu “What campus-based students think about the quality and benefits of E-Learing của nhóm tác giả Fiona Concannon, Antoinette Flynn, Mark Campbell (2005) đã xác định nhu cầu chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang e-learning dựa trên lợi ích của nó đối với giáo viên và học sinh. Bài nghiên cứu đã đánh giá được rằng các sinh viên tiếp xúc với bài giảng e-learning thực hiện tốt hơn so với các sinh viên khác được dạy bằng phương pháp dạy sử dụng bảng đen. Công nghệ đổi mới sử dụng e-learning đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc dạy và mang lại lợi ích cho học sinh đạt thành tích cao, trung bình và thấp. Họ khuyến nghị giáo viên nên sử dụng bài giảng e-learning trong giảng dạy để cải thiện hiệu suất của học sinh.

 

            Ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những ưu thế, lợi ích của e-learing và hiệu quả của nó mang lại cho người dạy và người học.

 

            Trong công trình Mô hình tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đại học sư phạm có sự hỗ trợ của hệ thống e-learning, Tạp chí Giáo dục số 268, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hồng đã đưa ra một cách tổng thể các ưu thế của e-learning trong dạy học qua các mặt như sau:

 

            “a) Đối với nội dung học tập: - Hỗ trợ “các đối tượng học” theo yêu cầu, cá nhân hóa việc học....tạo ra tính mềm dẻo trong quá trình học tập; - Nội dung học tập được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng... Hiệu quả tiếp thu bài học của học viên được nâng lên vì có thể học với nhưng giáo viên tốt nhất, tài liệu mới nhất, cùng với giao diện web học tập đẹp mắt, các hình ảnh động, vui nhộn.

 

  1. b) Đối với học viên: Hệ thống e-learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập, nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể thay đổi tốc độ học cho phù hợp, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Ngoài ra, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người cũng giúp cho việc học tập hiệu quả hơn.
  2. c) Đối với giảng viên: Giáo viên theo dõi học viên dễ dàng. Giảng viên có thể đánh giá các học viên thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời các câu hỏi kiểm tra đó. Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực của mỗi học viên.
  3. d) Đối với việc đào tạo nói chung: - E-learning giúp giảm chi phí học tập; E-learning còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học; - Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa”[2, tr.21 ]
  4. Tổng quan về Google Classroom (Lớp học Google) và bản chất, tính năng của nó trong e-learning

            2.1. Google Classroom là gì ?      

                            

            Ứng dụng Google Classroom là hệ thống quản lý học tập cho các trường học nhằm mục đích đơn giản hóa việc tạo, phân phối và phân loại bài tập. Nó được chính thức giới thiệu là một tính năng của Google Apps for Education vào ngày 12 tháng 8 năm 2014. Đây là một ứng dụng giành cho giáo viên để giúp họ tiết kiệm thời gian, giúp tổ chức, quản lý lớp học tốt hơn và cải tiến việc giao tiếp với người học nhằm mục đích giúp giảng viên đơn giản hóa công việc giảng dạy và tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu và làm bài tập cũng như tương tác với giảng viên một cách hiệu quả

 

Theo định nghĩa của Wikipedia, “Google Classroom” (hay Lớp học Google) là một dịch vụ web miễn phí được phát triển bởi  Google dành cho các trường học, được tích hợp với các dịch vụ Google khác như Google Drive Google Docs,  Google Sheets, Google Slides,... nhằm đơn giản hóa công việc giảng dạy của các giáo viên.

 

Học sinh có thể tham gia vào lớp học khi được giáo viên của lớp đó cung cấp một mã lớp học, hoặc tự động được thêm vào bởi nhà trường. Mặc định một thư mục mang tên Google Classroom sẽ được tạo trong Drive của học sinh đó, là nơi để học sinh nộp các bài tập trực tuyến cho giáo viên. Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập, chấm bài, nhận xét cũng như xếp hạng học tập cho các học sinh.

 

Ứng dụng Google Classroom dành cho thiết bị di động đã có sẵn cho hệ điều hành iOS và Android”

 

Google Classroom có các chức năng như sau:

 

- Tạo lớp học

 

+ Truy cập vào website https://classroom.google.com

 

+ Nhấp vào dấu “+” ở góc phải bên phải cùng bên cạnh tài khoản Google của bạn

 

+ Chọn “Tạp lớp học”, sau đó đặt tên cho lớp học và học phần, sau đó nhấp “Tạo”.

 

- Thêm học sinh vào lớp học

 

          Cách 1: Mời học sinh vào lớp bằng email.

          + Hãy nhấn chọn vào biểu tượng mặt người có dấu cộng.

          + Tại giao diện “Mời học viên” hãy nhập địa chỉ email của người đó vào mục Nhập tên hoặc địa chỉ email và nhấn “Mời” để gửi lời mời đi.

          + Học viên có địa chỉ email đã nhập ở trên nhận được một đường dẫn truy cập trực tiếp đến lớp học của bạn. Sau khi nhận chọn link mời và đồng ý,, người đó sẽ chính thức là thành viên của lớp học bạn đã tạo.

          Cách 2: Mời học sinh vào lớp bằng mã lớp

          + Học sinh truy cập vào website https://classroom.google.com. Sau đó nhấp vào dấu “+” ở góc phải trên cùng bên cạnh tài khoản Google. Chọn “Tham gia lớp học”, sau đó nhập mã lớp học mà giáo viên cung cấp rồi click “Tham gia”.

- Tải tài liệu lên lớp học

+ Tại “Luồng”, chấp vào “Chia sẻ đôi điều với lớp học”

+ Lựa chọn tài liệu, sau đó lựa chọn một trong các cách sau để đưa tài liệu đến sinh viên

  1. Chọn tệp từ thiết bị
  2. Tải tệp lên từ Google Drive
  3. Tải tệp từ Youtube
  4. Dán liên kết tài liệu cần tải lên

+ Nhấp “Đăng” để hoàn thành tải tài liệu lên lớp học

- Tạo bài tập

+ Chọn “Tạo” sau đó chọn bài tập hoặc câu hỏi, tài liệu,... mà giáo viên muốn yêu cầu học sinh thực hiện.

2.2. Bản chất và tính năng của Google Classroom so với các hệ thống quản lý học tập (LMS) khác

Hiện nay bên cạnh Google Classroom, có nhiều hệ thống quản lý học tập (LMS), nhiều nền tảng hỗ trợ học tập trực tuyến và hỗn hợp khác như Moodle, Nearpod, Edmodo, Coursera, Lynda, Udemy, Edumall, Kyna,..., được sử dụng/ứng dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới.

Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn bản chất cùng những ưu thế, hạn chế của Google Classroom so với các hệ thống quản lý học tập, các nền tảng hỗ trợ trực tuyến và hỗn hợp cơ bản khác ở các điểm sau:

Google Clssroom giúp tổ chức một lớp học thông qua sự hỗ trợ 3 tính năng quan trọng là giao tiếp, giao bài tập và lưu trữ. Việc giao tiếp được thực hiện thông qua các thông báo (announcement) và các phản hồi (comment) và tích hợp thêm email. Giáo viên và học sinh có thể đính kèm thêm tài liệu, video, ảnh… ở trong các thông báo.

Ứng dụng này có những ưu thế nổi bật sau:

- Ưu điểm đầu tiên của Google Classroom đó là giao diện được thiết kế đơn giản, quen thuộc với những người đã sử dụng qua các sản phẩm khác trước đó của Google.

- Tổ chức lớp học đơn giản. Việc thiết kế khóa học, đăng ý và vận hành một lớp học trên Google Classroom diễn ra khá đơn giản và dễ dàng.

- Quản lý học sinh dễ dàng, bao gồm việc giao và nhận bài tập, quản lý thời gian nộp bài của học sinh, không dùng giấy nhưng cho phép giáo viên tạo, đánh giá và chấm điểm bài tập kiểm tra nhanh chóng.

- Sinh viên có thể xem tất cả bài tập của mình trên trang bài tập và tất cả tài liệu của lớp học được tự động lưu vào thư mục trong Google Drive.

- Được phân phối thông qua bộ công cụ “Google Apps for Education” hoàn toàn miễn phí.

Về hạn chế, Google Classroom không có nhiều tính năng hay nói cách khác là các tính năng đều được tối giản cho nhu cầu cần thiết nhất của việc triển khai lớp học. Vì vậy chưa thực sự thỏa mãn được nhiều nhu cầu của người dùng trong giảng dạy và học tập.

Đồng thời, việc bắt buộc phải sử dụng một email thuộc gói Google Education (gói ứng dụng Google dành cho giáo dục) để đăng ký vào Google Classroom cũng là một rào cản khiến cho nền tảng này không dễ để phổ biến rộng rãi.

Nhìn chung, Google Classroom là nơi tích hợp các công cụ khác nhau của Google để phục vụ cho việc dạy học. Hiện tại Google Classroom vẫn còn khá đơn giản và vẫn chưa phải là một hệ thống đủ mạnh và đầy đủ để quản trị lớp học, đặc biệt là các lớp học triển khai dưới dạng hỗn hợp.

Mặc dù vậy, với việc học trực tuyến đang là xu thế hiện nay thì việc đưa bài giảng e-learning lên lớp học Google là một sự kết hợp công nghệ thông tin tuyệt vời và mang lại hiệu quả cao cho việc nâng cao chất lượng học trực tuyến.

  1. Khái quát quá trình ứng dụng Google Classroom trong tiến trình triển khai phát triển phương thức đào tạo, học tập dựa trên công nghệ thông tin và mô hình e-learning tại Trường ĐH Hà Tĩnh

Xuất phát từ chủ trương tăng cường thời lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong đào tạo theo chương trình chuẩn CDIO; từ việc khẳng định tầm quan trọng của phương thức đào tạo, học tập dựa trên công nghệ thông tin và mô hình e-learning, kể từ năm học 2016-2017, Trường ĐH Hà Tĩnh đã triển khai kế hoạch ứng dụng Google Classroom vào dạy và học với việc thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

- Tổ chức liên tục các lớp tập huấn giới thiệu tính năng tác dụng và cách sử dụng Google Classroom  cho tất cả giảng viên để 100% giảng viên có thể ứng dụng thành thạo vào dạy học

- Tập huấn về Google Classroom cho tất cả sinh viên. Bắt đầu từ năm học 2017-2018, nội dung tập huấn này được lồng ghép vào chương trình tuần sinh hoạt công dân đầu năm học.

- Cung cấp nhóm địa chỉ email đồng bộ cho tất cả cán bộ, giảng viên và sinh viên của với đuôi là “.hu.edu.vn” để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập vào các lớp học trên Google Classroom do các giảng viên thiết lập.

- Ban hành quy định bắt buộc giảng viên phải tạo lớp học trên Google Class để cung cấp đề cương môn học, tài liệu cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu và thời lượng giảng dạy cụ thể trên Google Classroom, nhất là khi giảng viên tiến hành hướng dẫn học sinh thảo luận, làm bài tập, bài kiểm tra thường xuyên và bài kiểm tra giữa học kỳ. Nhà trường quy định một tuần đọc sách vào tuần thứ 7 của học kỳ trong lịch đào tạo, đây là tuần học sinh nghỉ học ở nhà để tự học, tự nghiên cứu tài liệu, trong đó có tự học, tự nghiên cứu, làm bài tập trên Google Classroom. Từ đó,  Nhà trường đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện của từng giảng viên bằng việc bắt buộc giảng viên phải cung cấp mã lớp cho Phòng Đào tạo vào xem lớp học đã được tạo trên Google Classroom.

- Thời lượng dạy và học trên Google Classroom cũng được Nhà trường quy định cụ với tỉ lệ tương ứng với số tín chỉ một cách cụ thể đối với các lớp mà sinh viên đăng ký học lại hay các lớp ít học sinh .

  1. Kết luận

Triển khai phát triển phương thức đào tạo, học tập dựa trên công nghệ thông tin và mô hình e-learning tại các trường đại học là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên số hiện nay để ngày càng đổi mới phương thức, hình thức đào tạo, hướng vào nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trường ĐH Hà Tĩnh đã nhận thức đầy đủ sự cần thiết của việc triển khai phương thức đào tạo trên. Việc đưa ra chủ trương và triển khai kế hoạch ứng dụng Google Classroom vào quá trình đào tạo trong những năm qua chính là để thực hiện mục đích yêu cầu của phát triển phương thức đào tạo, học tập dựa trên công nghệ thông tin và mô hình e-learning của Trường Đại học Hà Tĩnh.

Dù mới triển khai ứng dụng Google Classroom được 3 năm nhưng kết quả đã cho thấy những hiệu quả mang lại là rất rõ rệt: Đa số giảng viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hơn, tích cực trong xây dựng bài giảng điện tử hơn và đã khai thác tương đối tối đa các tính năng tác dụng của Google Classroom trong giảng dạy, giảng dạy có hiệu quả hơn. Sinh viên đã hứng thú hơn với việc học và có ý thức, thói quen tự học, tự nghiên cứu cao hơn; hiệu quả thu nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng tốt hơn.

Kết quả khảo sát đánh giá bước đầu về phản hồi của sinh viên sau khi tham gia các lớp học trên Goole Classroom do giảng viên tạo lập cho thấy những triển vọng tích cực như: đa số sinh viên cho biết việc ứng dụng Google Classroom vào dạy học hiện nay ở Trường ĐH Hà Tĩnh là rất cần thiết và hữu ích giúp sinh viên nâng cao hiệu quả học tập Đa số sinh viên hài lòng và thừa nhận các tiện ích của hình thức học này như: dễ dàng vào các lớp học, phát huy được ý thức tự học, dễ dàng xem lại bài giảng, dễ dàng tìm kiếm các tài liệu mở rất cần thiết do giảng viên đã lựa chọn và cung cấp, có thể học chủ động về thời gian và có thể tiết kiệm được thời gian.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như: một số giảng viên chưa ứng dụng triệt để, đúng tiến trình dạy học và nội dung các bài giảng, tài liệu học tập, bài tập đưa lên các lớp học trên Google Classroom chưa phong phú; chưa đầu tư về chất lượng, tính thiết thực của bài giảng cũng như chưa kiểm tra, giám sát, đánh giá sinh viên nghiêm túc; một số sinh viên chưa khai thác học tập hiệu quả trên Google Classroom hay chưa hào hứng, tích cực tự giác tham gia hình thức học tập này.

Để phát huy hơn nữa tính hiệu quả trong đào tạo e-learning thông qua Google Classroom và khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi kiến nghị Nhà trường cần chỉ đạo sát sao hơn nữa Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra và Pháp chế, Phòng Kiểm định và Đảm bảo chất lượng cùng các khoa triển khai chủ trương, kế hoạch ứng dụng Google Classroom trong đào tạo một cách nghiêm túc hơn, đi vào thực chất hơn. Trường cần có những khảo sát, đánh giá cụ thể hơn đối với cả giảng viên và sinh viên để có thông tin phản hồi đầy đủ và khoa học hơn; qua đó có các giải pháp thiết thực hơn nhằm triển khai hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học của Trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học và nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Hằng, Định Thị Hạnh (11/2017), Thiết kế bài giảng e-learning trong giảng dạy cho học sinh điếc, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tr.165
  2. Nguyễn Thị Thanh Hồng (8/2011), Mô hình tổ chức tự học giáo dục học cho sinh viên đại học sư phạm có sự hỗ trợ của hệ thống e-learning, Tạp chí Giáo dục số 268, tr.20
  3. Nguyễn Thị Hương Trà, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Việt Hà (2019), Tính hiệu quả của bài giảng E-Learning trong việc học tiếng Anh đối với học sinh lớp 10 - HSE, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà Tĩnh
  4. Chris Armour, Stephen D. Schneid, and Katharina Brandl, Writing on the board as students’ preferred teaching modality in a physiology course]
  5. Daniel Y.S. and W.W. Yi-Shun (2008), Mutlti - criteria evaluation of the web-based e-learning system: A methodology based on learner satisfaction and its applications, Computers & Education, 50, pp.894-905]
  6. Fiona Concannon, Antoinette Flynn, Mark Campbell (2005) What campus-based students thinks about the quality and benefits of e-learning
  7. Hassan M.Selim (2016), Critical success factors for e-learning acceptance: Confirmatory factor models
  8. KP Brady, LB Holcomb, BV Smith (2010), The use of alternative social netwonrking sites in higher education settings: A case study of the e-learning benefits of Ning in education
  9. M. Samir Abou El-Seoud, Islam A.T.F. Tạ-Eddin,m Naglaa Seddiek, Mahmoud M. El-Khouly, Ann Nosseir (2014), E-Learning and Students’Motivation: A Research Study on the Effect of E-Learning on Higher Education