Vai trò của Chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp Nga qua tác phẩm "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" của V. Lênin
Tác phẩm "sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" ra đời 5 năm sau khi quyển III bộ "Tư bản" của Mác được công bố. Tác phẩm trình bày sự lớn mạnh của nông nghiệp thương phẩm trong thời kỳ sau cải cách, vạch ra những đặc điểm sản xuất của sản xuất hàng hoá của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, "chỉ ra tính chất tiến bộ của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp so với những tàn tích phong kiến cũng như so với sản xuất nhỏ. Tác phẩm đã giáng một đòn chí mạng vào học thuyết về tính bền vững của kinh tế tiểu nông”[2; 8].
Vấn đề chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp Nga được xem xét trên hai phương diện. Trước hết, xét trên kết cấu những mối quan hệ kinh tế - xã hội trong nông dân và địa chủ hình thành sau thời kỳ cải cải cách. Bộ phận nông dân đã phân hoá một cách mau chóng thành hai bộ phận: giai cấp tư sản nông thôn có số lượng ít nhưng vững mạnh do địa vị kinh tế của nó và giai cấp vô sản nông thôn. Quá trình "phi nông dân hoá đó" đi đôi với quá trình những kẻ chiếm hữu ruộng đất tiến từ chế độ kinh doanh theo lối lao dịch sang lối kinh doanh TBCN. Sau đó xem xét những hình thức của sự chuyển biến của nông nghiệp sản xuất hàng hoá để làm điểm xuất phát.
Qua những mối quan hệ kinh tế - xã hội của từng hình thức chuyển biến nông nghiệp và những quan hệ xã hội của riêng từng hình thức chủ yếu của ngành thương phẩm ta thấy:
Thứ nhất: Sự tiến triển của ngành nông nghiệp cải cách là ngày càng mang tính chất thương phẩm kinh doanh. Đối với các trang trại tư nhân thì điều đó là rõ ràng nhưng đối với nông nghiệp của nông thôn thì không dễ nhận ra bởi việc sử dụng lao động làm thuê không phải là một đặc trưng tuyệt đối cần thiết của tầng lớp tư sản nhỏ ở nông thôn và bởi tư sản nông thôn thường bị lẫn với những người nông dân được chia một mảnh đất con. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự tồn tại dai dẳng những lý luận phân biệt giai cấp Tư sản nông thôn với giai cấp Tư sản trong "nông dân" [2; 385].
Hai là: Do bản chất của ngành nông nghiệp không chia thành những ngành tách biệt lẫn nhau tuỳ từng trường hợp mà chỉ sản xuất một loại hàng hoá nào đó cho thị trường cho nên việc chuyển biến thành sản xuất hàng hoá đã diễn ra một cách rất đặc biệt không giống những quá trình diễn ra trong công nghiệp. Các hình thức của nông nghiệp thương phẩm là hết sức khác nhau không những ở vùng này sang vùng khác mà còn khác từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác.
Ba là: Sự phát triển của nông nghiệp thương phẩm tạo ra thị trường trong nước của CNTB bởi chuyên môn hoá nông nghiệp dẫn tới trao đổi giữa các vùng, các doanh nghiệp với nhau. Nông nghiệp càng đi vào lưu thông hoá dân cư nông nghiệp lại càng đòi hỏi những sản phẩm của công nghiệp chế biến cho nhu cầu cá nhân và bởi giai cấp tư sản sản xuất tăng lên không một chủ nào ở nông thôn lại có thể tiến hành được một nền nông nghiệp thương phẩm mới và cuối cùng là vấn đề nẩy ra yêu cầu về nhân công.
Bốn là: CNTB mở rộng và làm cho sâu sắc lên rất nhiều những mâu thuẫn trong nội bộ dân cư nông thôn. Những mâu thuẫn mà không có chúng thì nói chung phương thức sản xuất TBCN không thể tồn tại được. Tuy nhiên, vai trò lịch sử của nó ở Nga biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất, CNTB biến người nông dân từ chỗ một mặt là "chúa của một lãnh địa" và mặt khác là một nông dân gia trưởng bị lệ thuộc thành một nhà công nghiệp giống như tất cả mọi nghiệp chủ khác trong xã hội hiện đại. CNTB lần đầu tiên đã cắt đứt mối quan hệ ràng buộc chế độ sở hữu ruộng đất vào một đẳng cấp do đó nó đã biến ruộng đất thành hàng hoá. Sản phẩm của nông dân đem bán đi trở thành một đối tượng để tính toán trong thị trường địa phương, thị trường toàn quốc và thị trường quốc tế. Như vậy là vĩnh viễn xoá bỏ được tình trạng cách biệt với thế giới bên ngoài trước kia của người nông dân. CNTB đã là "một động lực, nó ném cảnh sống điền viên vào trong sự vận động của lịch sử" [2; 389].
Thứ hai là CNTB nông nghiệp lần đầu tiên phá huỷ tình trạng trì trệ ngàn đời của nền nông nghiệp Nga, thúc đẩy rất mạnh việc cải tạo kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất của lao động xã hội - điều này CNTB trong vài chục năm đã làm được hơn nhiều thế kỷ của lịch sử trước đây. Tính thuần nhất của kinh tế tự nhiên đã nhường chỗ cho tính muôn màu của hình thức nông nghiệp thương phẩm, tính cố định của chế độ canh tác xưa kia đã bị những phương thức canh tác mới đập tan. Những thay đổi đó gắn liền mật thiết với sự chuyên môn hoá nông nghiệp. Tuỳ theo từng trường hợp của cải tạo kỹ thuật nông nghiệp mà làm cho nông nghiệp thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp gia trưởng hay chế độ lao dịch gia trưởng. Sự xuất hiện những loại riêng biệt của nông nghiệp thương phẩm khiến cho những cuộc khủng hoảng TBCN trong nông nghiệp thúc đẩy mạnh hơn nữa nền sản xuất và việc lao động hoá xã hội. Và thứ ba là CNTB lần đầu tiên thiết lập ở Nga nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn dựa trên cơ sở sử dụng máy móc và hợp tác rộng rãi của cá nhân.
CNTB lần đầu tiên đã phá huỷ bức tường "trung cổ công xã nông thôn"[2; 391] cỏn con. CNTB đã phá tan tình trạng cách biệt và biêt lập địa phương, sự phân chia trung cổ manh mún giữa những người dân cày thay thế bằng sự phân chia lớn phạm vi toàn quốc, sự phân chia thành những gia cấp có địa vị khác nhau trong toàn bộ hệ thống TBCN ở Nga. Lần đầu tiên ở nước Nga CNTB nông ngiệp đã phá vỡ tận gốc chế độ lao dịch và quan hệ phụ thuộc về thân thể của nông dân. Bởi vậy cho nên đem chế độ lao động thuê tự do thay thế cho chế độ lao dịch là một công lao lớn của chủ nghĩa tư bản ở Nga.
Tóm lại, vai trò lịch sử tiến bộ của CNTB nông nghiệp Nga ở chỗ nó đã xã hội hoá sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp từ chỗ chỉ là một đặc quyền của đẳng cấp bề trên hay một thứ khổ dịch của đẳng cấp bên dưới trở thành một nghề công thương nghiệp thông thường. Sản phẩm lao động của người nông dân trở thành một đối tượng hàng hoá cho sự tính toán trên thị trường. Nghề nông thuần nhất trở thành nghề nông thương phẩm. Tính biệt lập địa phương và phân tách của tiểu nông đi đến chỗ tiêu diệt. Các hình thức nô dịch và lệ thuộc về thân thể đã nhường chỗ cho những giao dịch không có sự ràng buộc về mặt thân thể. Tất cả những viêc đó đều là những mắt xích của quá trình xã hội hóa lao động nông nghiệp. Tuy nhiên nó cũng ngày càng làm cho mâu thuẫn giữa tình trạng vô chính phủ của những biến động thị trường, giữa tính tập thể của nông nghiệp lớn TBCN trở nên gay gắt. Và bài học của lịch sử - bài học mà ta có thể rút ra từ những khảo sát về nông nghiệp hợp lý không thể dung hoà với CNTB.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia
2. V.I. Lênin toàn tập (2005), tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Tin mới
- Từ sự chuyển hóa tư tưởng Chính trị của thanh niên trí thức tiểu tư sản trong tổ chức Tâm tâm xã đến con đường Cách mạng vô sản - 30/10/2014 07:44
- Một số quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật - 30/10/2014 07:12
- Hội nghị tập huấn giáo viên giảng dạy môn Pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp năm 2014 - 30/10/2014 07:03
- Sự nghịch lý trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam - 30/10/2014 06:55
- Tìm hiểu khái niệm “quyền con người” - 30/11/-0001 00:00