Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập trong giai đoạn hiện nay

Tác giả: ThS. Lê Thị Thái - Đăng ngày: . - Đăng trong mục: Tin tức - Sự kiện

 

          Với trách nhiệm là người cán bộ, giảng viên công tác trong ngành giáo dục, chúng ta phải làm gì để vận dụng tư tưởng của Bác về học tập vào cuộc sống? Đó luôn là câu hỏi lớn đặt ra với mỗi cán bộ giảng viên ở trường Đại học Hà Tĩnh hiện nay. Trả lời câu hỏi này cũng chính là hành động thiết thực của đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường nhằm đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.


          Thứ nhất, những lời Bác dạy rất cụ thể, rất dễ hiểu, không có gì là trừu trượng nên mỗi người trên từng cương vị công tác cần phải nhận thức đầy đủ những nội dung về học tập của người cán bộ cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng được trong thực tiễn học tập, công tác của mình.

 

          Thứ hai, Phải xác định được nội dung học tập; trong nhà trường, nội dung học tập do chương trình đào tạo quy định; nội dung đó được thể hiện qua giáo trình và tài liệu tham khảo. Nhiều cán bộ đi học chỉ quan tâm đến giáo trình và những nội dung ghi chép được qua bài giảng của người dạy mà không tìm tòi, so sánh với các tài liệu khác, không có tư duy hoài nghi khoa học; học như thế là học để trả bài mà thôi. Việc học phải xuất phát từ yêu cầu thực tế thiết thực, không phô trương, hình thức, học cặn kẽ, thấu đáo, cụ thể và sâu sắc đến tận bán chất vấn đề, từ đó mới có thể vận dụng sáng tạo nội dung đó vào thực tiễn đa dạng.

 

          Thứ tư, Có phương pháp học tập phù hợp, phải lấy tự học là chính. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và ngành Giáo dục giao cho phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt; có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khi giải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi cá nhân phải xác định việc học là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày, nhằm thường xuyên tiếp cận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, mới tự mình tự giác, chủ động học tập.

 

          Thứ năm, Học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người; gặp điều hay, lẽ phải ở bất kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý nghĩa với bản thân thì phải gắng nhớ và học cho bằng được.

 

          Từ những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy sẽ tích gió thành bão, làm cho nhận thức mỗi người cao hơn, bản thân sẽ tự tin hơn khi giải quyết các tình huống ở thực tiễn.

 

          Thứ sáu, biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn, Bác nhấn mạnh: “Học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận. Tri thức, lý luận tích lũy được trong học tập phải nhằm giải quyết nhiệm vụ thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn ngày càng đạt hiệu quả và chính thông qua hoạt động thực tiễn để sáng tạo, khái quát, tổng kết kinh nghiệm, phát hiện, bổ sung hoàn thiện lý luận”. Vì vậy, người cán bộ đi học phải sáng tạo, biết kết hợp chặt chẽ giữa học với hành, lý luận gắn liền với thực tế, giữa tích lũy tri thức với rèn luyện đạo đức, tư cách, tác phong của người cán bộ cách mạng.

 

          Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh phải có kế hoạch thường xuyên để học tập, nâng cao trình đôh lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi người và phải được quy định thành quy chế hoạt động trong mỗi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Phải tránh hết sức lối học tập hình thức, học vì bằng cấp hoặc học chỉ để tiêu chuẩn hóa chức danh.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phong Trung ương Đảng, Hà Nội.
  2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.