Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tác giả: ThS. Lê Thị Thái - Đăng ngày: .

Đối tượng nghiên cứu của học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là nghiên cứu về quá trình xuất hiện và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam; nghiên cứu về quá trình hoạt động lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng của Đảng; về quy luật vận động, phát triển của các biến cố và quá trình tổ chức, hoạt động và lãnh đạo của Đảng trong các thời kỳ và các giai đoạn cách mạng ở Việt Nam.

Với đối tượng nghiên cứu như trên, đa số sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh đều nhận định: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong các học phần rất khó học, tâm lý  này ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập và kết quả của sinh viên. Để khắc phục tình trạng này, giảng viên cần phải định hướng cho sinh viên phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp.

Giảng viên có thể chia sinh viên thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 7 sinh viên. Đối với các lớp có sinh viên Lào, giảng viên phân xen kẽ sinh viên Việt với sinh viên Lào để các em hỗ trợ nhau trong quá trình thảo luận và trình bày kết quả. Giảng viên nêu câu hỏi cho từng nhóm, các nhóm thảo luận trong thời gian quy định, sau đó đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình, ưu tiên các em sinh viên Lào trình bày để các em có cơ hội trau dồi tiếng Việt cũng như cách diễn đạt vấn đề. Sau khi đại diện nhóm trình bày xong, các nhóm khác bổ sung, tranh luận, cuối cùng giảng viên kết luận từng vấn đề theo yêu cầu đặt ra.

Kết hợp phương pháp đàm thoại với phương pháp thảo luận nhóm sẽ phát huy được vai trò của cả cá nhân và tập thể. Đây cũng là điều kiện tốt để sinh viên trau dồi kỹ năng thuyết trình, thể hiện tốt tính năng động, sáng tạo trong nhận thức của mình về những vấn đề của nội dung bài học, cũng như liên hệ được với thực tiễn, liên hệ trách nhiệm của bản thân. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như trên đòi hỏi sự tâm huyết, tính sáng tạo của mỗi giảng viên và sự nỗi lực vươn lên với tinh thần ham học hỏi của sinh viên trong từng bài giảng của học phần lịch sử Đảng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
  3. Trần Ngọc Liêu (2013), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.