Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

SINH VIÊN VỚI VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tác giả: ThS. Trần Nguyên Hào - Đăng ngày: .

Thuật ngữ “tư duy phản biện” (TDPB) hay “tư duy biện luận” được dịch từ thuật ngữ “critical thinking” trong tiếng Anh. Đây là một thuật ngữ rất quan thuộc trong các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới (đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học) nhưng vẫn còn khá mới mẻ trong nền giáo dục Việt Nam.

Thế nào là tư duy phản biện, kỹ năng tư duy phản biện ?

Trong tài liệu tập huấn về Kỹ năng sống của tổ chức World Vision Việt Nam, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về TDPB như sau: “Tư duy phản biện là một quá trình TD biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”. [4, tr.17]

          Có thể nói, định nghĩa trên đã nêu bật được đầy đủ và tường minh nội hàm của khái niệm “tư duy phản biện”. Định nghĩa đã gợi mở thêm cho nhận thức của chúng ta về TDPB và sự thực hành TDPB trong thực tế đó là “tư duy có suy xét, phân tích, đánh giá, tìm hiểu thông tin và cả sự hoài nghi tích cực (nếu có) để từ đó lập luận và chứng minh lập luận bằng những thông tin đã được kiểm chứng để đưa ra một kết luận cuối cùng mang tính thuyết phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật lôgíc nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra”. [3, tr.8]

Từ việc phân tích các định nghĩa về TDPB, qua đó làm rõ nội hàm của khái niệm TDPB và chỉ ra các đặc điểm, yêu cầu của người có TDPB, chúng tôi bước đầu đưa ra định nghĩa về KN TDPB như sau: Kỹ năng tư duy phản biện là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để xác định, phân tích, suy luận và đánh giá một vấn đề nào đó dựa trên các tiêu chuẩn trí tuệ trước khi đưa ra kết luận hay quyết định nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.

Những tiêu chuẩn của trí tuệ với tư cách là một dấu hiệu quan trọng trong nội hàm của khái niệm KN TDPB được hiểu là: Sự rõ ràng, sự đúng đắn, sự chính xác, tính liên quan, tính lôgíc, tính có ý nghĩa, có chiều sâu, chiều rộng và sự công bằng. Người có KN TDPB sẽ áp dụng các tiêu chuẩn trí tuệ đó khi thực hiện các thao tác của KN , bao gồm: Xác định và phân tích vấn đề, suy luận và đánh giá thông tin liên quan vấn đề, giải quyết vấn đề. [2, tr.89]

Các KN cụ thể cốt lõi của TDPB là: luôn luôn biết đặt câu hỏi nghi vấn “có đúng là vậy không”; kỹ năng quan sát; biết thu thập thông tin, bằng chứng, lý lẽ để khảo sát lại mọi vấn đề; lý giải được vấn đề; xác định được nguyên nhân, hậu quả, hệ quả của vấn đề; kiên định giá trị cá nhân.

Sinh viên cần làm gì để rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy phản biện ?

Thứ nhất, sinh viên cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, mục tiêu nghề nghiệp của mình trong tương lai; tích cực chủ động trong quá trình học tập, rèn luyện, đặc biệt là trong tự học, tự nghiên cứu

Điều này sẽ trực tiếp góp phần quan trọng nâng cao KN TD độc lập, sáng tạo nói chung, TDPB nói riêng ở SV. Hiện nay, tài liệu số về TDPB, KN TDPB rất phong phú, đa dạng trên mạng internet. Với sự hỗ trợ đắc lực của Google, SV rất dễ dàng tìm kiếm được những thông tin, tri thức bổ ích, phù hợp về TDPB, KN TDPB cho mình. Đồng thời  trên mạng internet cũng có nhiều khóa học trực tuyến về TDPB cho SV lựa chọn để học tập. Điều quan trọng là SV phải nhận thức được tầm quan trọng của TDPB, sự cần thiết phải trang bị kiến thức, KN về TDPB để có thể học tập, nghiên cứu khoa học tốt hơn. Bởi TDPB là cách TD, giải quyết vấn đề một sáng tạo, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi ra trường, chinh phục được các nhà tuyển dụng sử dụng lao động chất lượng cao và có cơ hội thăng tiến, thành công trong nghề nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống.