Tìm hiểu về phương pháp giảng dạy lí luận chính trị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, mà xét trên phương diện là một Nhà giáo, Nguyễn Ái Quốc cũng là một người thầy vĩ đại, là người đã đi trước thời đại với phương pháp giảng dạy tiên tiến rất cần thiết cho những giáo viên giảng dạy môn lý luận chính trị hiện nay. Nghiên cứu phương pháp giảng dạy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925 đến 1927 và những bài giảng trong tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, các bài giảng đã được in thành sách “Đường cách mệnh” (1927). tác giả có mấy suy nghĩ về phương pháp sư phạm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị của các trường Đại học hiện nay.
Trước hết xác định đối tượng người học: Đối tượng giảng dạy lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là những thanh niên trí thức Việt Nam yêu nước. Người đã thể hiện quan điểm nhất quán của mình trong việc xác định đối tượng người học: “Đất nước sẽ không còn nếu thanh niên không được hồi sinh”, “thức tỉnh thanh niên đi tới thức tỉnh dân tộc”.
Xác định mục đích đào tạo: Mục đích của Người là đào tạo những người thanh niên yêu nước trở thành các chiến sĩ cộng sản, vừa kiên định về tư tưởng, vừa là những người tiên phong, trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chương trình giảng dạy, học tập của các lớp cũng khá rộng, bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành, học sinh được trang bị về lý luận cách mạng vô sản và phương pháp( kỹ thuật) cách mạng. Phần cuối của chương trình là gắn với hoạt động thực tiễn cách mạng. Đó là những vấn đề về vận động và tổ chức quần chúng như: công hội, nông hội…Học viên không chỉ được trang bị về lý luận mà còn được trang bị về kỷ năng thực hành các công việc như làm báo, diễn thuyết…. Bài giảng mở đầu của Người là về “tư cách” người cách mạng, gồm tư cách của mình, tư cách đối với người khác, với đoàn thể và tư cách trong công việc. Sau đó mới là những bài giảng đi vào nội dung lý luận.
Nội dung giảng dạy: Đầu năm 1927 cuốn “ Đường cách mệnh” do Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp cách dân tộc bị áp bức xuất bản. Bìa cuốn sách được trình bày: dòng chữ trên cùng bên phía góc trái là: “Không phải sách để bán”. Trong phần mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc đã viết “ Mục đích của cuốn sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: 1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh. 2) Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. 3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. 4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. 5)Ai là bạn ta? Ai là thù ta?. 6) Cách mệnh thì phải làm thế nào?”. Và để rồi đạt tới đích cao hơn là “Đồng bào xem rồi nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”
Quan điểm về giáo dục: Người cho rằng: “Đạo đức không quyết định tri thức nhưng đó là nền tảng tri thức của giáo dục và phát triển, phục vụ mục đích cách mạng là hy sinh để giải phóng dân tộc”. Trên quan điểm đó Người cung cấp cho người học những kiến thức đơn giản đến cốt yếu, làm cho nội dung tư tưởng quan trọng nhất dần hình thành rõ nét trong tư duy người học.
Xây dựng phương pháp giảng dạy: Các học viên được thu hút và thích thú không chỉ qua những nội dung mới mẻ, mà còn bởi phương pháp sư phạm của các giáo viên mà đặt biệt là của giáo viên Nguyễn Ái Quốc. Bằng giọng nói ấp áp, bằng lối dùng từ chính xác, đơn giản, sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp so sánh với tình hình thực tế để kiến thức lý luận thấm sâu vào người học. Trong bài giảng của mình, Nguyễn Ái Quốc thường lấy những ví dụ rất thiết thực để chứng minh và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận phức tạp. Chẳng hạn khi đề cập đến nguồn gốc chế độ tư bản, Nguyễn Ái Quốc đã hỏi học viên một câu: “ Một tên chủ tư bản đúc súng đạn ở Đức có liên quan với bà bán nước chè ở Việt Nam ta không?”. Những câu hỏi mở của thầy giáo như vậy làm cho học viên phải suy nghĩ và từ đó mà hiểu và nhớ rất lâu. Ngoài giờ lên lớp Người còn đến dự những buổi thảo luận, những buổi diễn đàn của học viên qua đó mà nắm bắt được những vấn đề học viên chưa hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo để có kế hoạch cụ thể khắc phục. Qua phương pháp giảng dạy của Nguyễn Ái Quốc, những vấn đề lý luận cao siêu, mới mẽ được truyền tải một cách sinh động, gần gủi, dễ nhớ, dễ hiểu, thấm sâu vào tâm trí người học.
Mời các giáo viên nước ngoài: Để lớp các lớp học của Việt Nam Cách mạng thanh niên đạt hiệu quả hơn, ngoài giáo viên chính là Nguyễn Ái Quốc các lớp học còn được các giáo viên Liên Xô đến giảng dạy: Bôrôđin, V.K.Bluikhe,B.A Páp lốp, V.M Prima cốp….
Tham gia nghiên cứu khoa học: Các học viên của lớp còn được tham gia viết báo, xuất bản sách giới thiệu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Tấm gương mẫu mực của người thầy: Bản thân Nguyễn Ái Quốc là một người thầy mẫu mực, tấm gương sáng cho mọi giảng viên nói chung, cho các giảng viên lý luận chính trị nói riêng: am tường về thực tiễn, vững vàng về lý luận và không ngừng tự học tập, tự nghiên cứu để làm rõ hơn những vấn đề lý luận mà cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải giải quyết trong thời đại của mình.
Điều quan trọng nữa là Nguyễn Ái Quốc đã mạnh dạn bỏ cách dạy truyền đạt thụ động của nền giáo dục phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử dân tộc mà đã tiếp cận một cách dạy học mới. Đó là cách dạy học nêu vấn đề, cách học xử lý tình huống, cách làm việc theo nhóm….
Từ năm 1925 đến năm 1927 nhiều thành niên yêu nước trên khắp mọi miền đất nước đã đến Quảng Châu học tập. Cho đến tháng 4 năm 1927 đã có 10 lớp cho khoảng 250-300 người. Đó là vốn quí báu mà Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam bằng tâm huyết, trí tuệ và sự sáng tạo của Người trên mọi phương diện, nhất là phương diện một Người Thầy.
Tin mới
- Một số quy định mới trong luật xử lý vi phạm hành chính 2012 - 05/11/2014 00:34
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc - 05/11/2014 00:30
- Ấm tình keo sơn sinh viên Lào - Việt - 05/11/2014 00:25
- Liên chi đoàn Khoa Lý luận chính trị tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 67 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9 - 31/10/2014 08:13
- Khoa Lý luận Chính trị nghiệm thu Đề tài Nghiên cứu Khoa học Cấp khoa của giảng viên - 31/10/2014 08:05
Các tin khác
- Sự cần thiết phải điều chỉnh một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay - 31/10/2014 07:58
- Sinh hoạt truyền thống "Mừng Đảng, mừng Xuân" - 31/10/2014 07:48
- Một số biện pháp phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta - 31/10/2014 07:44
- Vấn đề tăng cường QPAN trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH - 31/10/2014 07:41
- Khoa Lí luận Chính trị tham gia Lớp học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng - 31/10/2014 07:37