Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Giới thiệu về ngành Luật - đào tạo linh hoạt, kiến tạo tương lai

Tác giả: HTU - Đăng ngày: .

Bối cảnh hội nhập kinh tế - xã hội đặt ra nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực pháp lý. Tất cả mọi người, trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục cũng như khoa học, công nghệ, môi trường đều cần có hiểu biết nhất định về pháp luật.

Ngành Luật của Trường Đại học Hà Tĩnh là một địa chỉ đào tạo tin cậy, uy tín, cam kết đào tạo toàn diện người học về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thích ứng linh hoạt với hội nhập quốc tế.

  • Ưu điểm vượt trội

- Chương trình học song bằng (Luật - ngôn ngữ Anh, Luật - Kế toán, Luật - Tài chính, ngân hàng…) đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn kinh tế lớn và nhân đôi cơ hội việc làm cho người học.

- Đào tạo linh hoạt: Sinh viên có thể học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Bên cạnh việc học lý thuyết, sinh viên được tham gia câu lạc bộ Luật gia tại Trương, thự hành diễn án, thực tập tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chi cục thi hành án, Công ty Luật, Văn phòng công chứng... để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

- Đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết và năng động, hợp tác với các thẩm phán, luật gia, ... trong việc tham gia giảng dạy, đào tạo.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật đào tạo hiện đại.

  • Học gì trong ngành Luật?

- Hệ thống kiến thức chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực như: Luật dân sự; Luật hình sự; Luật kinh tế; Luật hành chính; Luật đất đai; Luật tài chính; Luật hôn nhân và gia đình; Luật quốc tế; Luật tố tụng dân sự; Luật lao động, ...

- Kỹ năng cứng: Có khả năng tư duy hệ thống, nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung; Biết tiếp cận các vấn đề trong bối cảnh xã hội luôn biến động, bước đầu hình thành kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những thứ đã học; Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn...

- Kỹ năng mềm: Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc một cách logic và sáng tạo; Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình; Có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu, soạn thảo văn bản và viết bài báo cáo phân tích; Có kỹ năng đàm phán, tư vấn và làm việc với khách hàng...

  • Cơ hội việc làm rộng mở

Có thể nói, ngành Luật là một trong những ngành mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm rất cao. Bởi vì, công việc liên quan đến luật rất nhiều.

- Người học luật có thể làm việc trong nhiều cơ quan nhà nước, đặc biệt là hệ thống tòa án, viện kiểm sát, cơ quan tư pháp…

- Ngoài ra còn cố một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như: luật sư, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên, giảng viên luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật,...

  • Thu nhập tốt

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, giai đoạn năm 2025 - 2030, lao động ngành luật có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, mức lương đãi ngộ cho các vị trí pháp lý tại các doanh nghiệp hoặc công ty luật có 7-10 năm kinh nghiệm có thể dao động từ 30 triệu đồng đến hơn 95 triệu đồng/tháng.

  • Để xét tuyển vào ngành Luật tại Trường Đại học Hà Tĩnh, bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

- Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT 

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật gồm: C00 (Văn, Sử, Địa), D01(Toán, Văn, Anh), C14( Toán, Văn, GDCD), A00 (Toán, Lý, Hóa).