Thay đổi phương pháp dạy học trong thời kỳ bùng nổ mạng Internet
Dù bất cứ ở thời kỳ nào thì giáo dục vẫn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển toàn diện con người trong xã hội, và quốc gia nào cũng luôn xem trọng việc phát triển giáo dục cũng như định hướng nó phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia mình lẫn học hỏi những kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ và viễn thông kết nối băng thông rộng, con người có thể tiếp cận nhanh hơn các tri thức trên thế giới mà không phải mất quá nhiều thời gian, lẫn công sức, điều tuyệt vời hơn đó là con người thậm chí không cần phải rời khỏi chiếc giường của mình nhưng vẫn có thể cập nhật được các thông tin cần thiết, và tìm hiểu được mọi thứ mà mình muốn.
Cách đọc sách truyền thống
Điều này đã làm cho những phương pháp dạy học đang dần trở nên cổ điển trở nên lỗi thời, do đó những người đi dạy xem ra cũng cần phải thay đổi một số tư duy để phù hợp hơn với dòng chảy của thời đại, cũng như tận dụng được các tính năng của công nghệ vào việc bổ trợ dạy học, mà vẫn không làm mất đi vai trò của người thầy trong mối quan hệ dạy và học.
Đó là thay vì nói nhiều hơn, viết nhiều hơn và thậm chí là trình chiếu nhiều hơn để chuyển qua gợi mở và định hướng tìm hiểu cho người học. 45 phút hay 50 phút cho 1 tiết học đối với giảng đường đại học đối với người học bây giờ mà nói là quá dài, sau mỗi tiếng chuông reo và người dạy ngừng nói, ta có thể nhận thấy được sự uể oải trên từng khuôn mặt của người học, sự chăm chú một cách gượng gạo, và điều tệ hại hơn đó là sự tương tác hai chiều một cách tự nguyện giữa người dạy và người học đang ngày càng ít dần đi.
Sự uể oải thường thấy ở trên các giảng đường đại học
Ngoại trừ những môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hoá hay một phần nào đó là Sinh thì việc truyền tải kiến thức là ở phương pháp mang tính trí tuệ của người thầy và hướng tới người học ở việc phát triển tư duy về mặt phương pháp ứng dụng, còn lại ở những môn học khác, việc truyền tải kiến thức giữa người dạy và người học đa phần mang yếu tố kinh nghiệm và hiểu biết rộng. Người dạy là người đi trước, được tiếp cận trước, và bằng kinh nghiệm đi trước của mình kết hợp với phương pháp sư phạm để chắt lọc kiến thức, hệ thống lại và truyền tải cho người học, hoặc là bằng sự hiểu biết của mình mang đến cho người học những kiến thức mới mẻ hơn.
Điều này với ngày nay nó dường như là không còn phù hợp, bởi ngoài những điều đặc biệt được chứng kiến bằng mắt nhìn và tai nghe, hay những kiến thức mang tính chất hàn lâm thì mọi tri thức của nhân loại đều được truyền tải lên mạng internet, do đó trên các trang công cụ tìm kiếm thì đó là cả một hệ thống bách khoa toàn thư mở, không thiếu một thứ gì để cho con người tìm kiếm. Và việc lên mạng tìm kiếm thông tin hay đọc tìm hiểu kiến thức giường như nó đang là một thói quen mang tính ngẫu nhiên, hệ quả là khoảng cách giữa người học và người dạy đang bị thu hẹp dần đi rất nhiều, ranh giới của sự phân biệt này giờ chỉ còn nằm trong phạm trù tư duy và phương pháp tiếp cận thông tin.
Những lớp học Online đang ngày càng được ưa thích
Điều này dẫn tới người học ngày càng cảm thấy nhàm chán với các tiết học giảng đường, họ đang cảm thấy lãng phí thời gian với những thứ vốn dĩ đã có sẵn trong sách, hoặc giả sử chưa có nhưng với từ khoá được cung cấp họ có thể biết được ngay bằng cách mở trang công cụ tìm kiếm thay vì được nghe giảng một cách khô khan. Như vậy, điều mà người dạy cần làm bây giờ đó là khơi dậy sự tò mò, kỹ năng tra cứu, tìm kiếm và chắt lọc thông tin từ người học bằng việc định hướng và khoanh vùng nội dung kiến thức, sau đó yêu cầu người học phải tìm kiếm thông tin, cuối cùng là phải tổng hợp và đưa ra nhận xét đánh giá về nội dung tìm kiếm được.
Và cách đọc sách hiện đã được hiện đại hơn với bất cứ nơi đâu
Đòi hỏi đặt ra với người dạy đó là đặt ra yêu cầu cho người học một cách thức tìm kiếm mang tính chất gợi mở, nhưng không phải là quá dễ dàng và cô đọng kiến thức bằng việc sao chép mà bỏ qua việc đọc và hiểu những nội dung kiến thức đó, do đó phải có một cách thức đánh giá kèm theo để có thể bắt người học phải đọc những nội dung như mình mong muốn hướng đến ban đầu, cũng như đánh giá được xem người học có thực sự nghiêm túc với công việc đã được đặt ra, cũng như đánh giá được sự ham học hỏi đến đâu từ các người học.
Kết lại, từ xưa đến nay người giỏi vẫn là người ham học hỏi và đọc nhiều sách vở, ngày nay khi mà những cuốn sách điện tử đến tay con người một cách dễ dàng và phổ biến thì những người thầy nên đổi mới phương pháp bằng cách định hướng để người học có thể tiếp cận kiến thức một cách rộng mở hơn, xa hơn. Nhất là ở trong cách lĩnh vực đào tạo chuyên ngành./.
Tin mới
- Một số khó khăn trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay - 25/12/2016 13:57
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng tính kỷ luật trong quân đội - 02/12/2016 09:56
- Chức năng, giá trị của pháp luật nhìn dưới góc độ xã hội - 22/11/2016 15:22
- Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên - 07/11/2016 08:49
- Tôn sư trọng đạo – một truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - 31/10/2016 03:14
Các tin khác
- Một vài trao đổi về kỹ năng sử dụng tài liệu học tập đối với quá trình tự học của sinh viên - 21/10/2016 04:21
- Phụ nữ Đại học Hà Tĩnh chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường - 18/10/2016 13:31
- Giới hạn quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11/09/2016 03:20
- Mô hình công ty cổ phần theo pháp luật Trung Quốc - 18/06/2016 13:51
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam - 18/06/2016 11:50