Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Trải qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đồng thời cũng có nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục, đặc biệt là “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”(2). Để khắc phục tình trạng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(2). Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên là một giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viện là phát huy vai trò tự giác, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó, tạo sự lan tỏa, cũng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện theo các nội dung của Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, cụ thể như sau:
1. Về tư tưởng chính trị
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
- Gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.
2. Về đạo đức, lối sống, tác phong
- Thực hiện nghiêm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện Quy định này.
- Đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục.
- Nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, đơn vị công tác và nơi cư trú.
- Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
3. Về tự phê bình, phê bình
- Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo.
- Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa.
- Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
4. Về quan hệ với nhân dân
- Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
- Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân.
5. Về trách nhiệm trong công tác
- Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
- Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm.
- Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm".
6. Về ý thức tổ chức kỷ luật
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức, đơn vị.
- Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức; đi đầu thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, đơn vị.
7. Về đoàn kết nội bộ
- Hết lòng chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng, cán bộ, học sinh, sinh viên và học viên trong đơn vị; công tâm với cán bộ dưới quyền; hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp để không ngừng tiến bộ.
- Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác.
- Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nơi công tác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và trong nhân dân.
Kết hợp nêu gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và xem đây là giải pháp tích cực để thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng theo yêu cầu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại các đơn vị.
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và tích cực trong công tác hàng ngày, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng: Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07-06-2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
3. PGS.TS Vũ Quang Vinh,Th.s Nguyễn Văn Thăng, CN Lê Chinh : Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng và một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2013.
4.http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/noi-san/trach-nhiem-neu-guong-cua-can-bo-dang-vien.html.
Tin mới
- Sinh viên trước những thách thức về việc làm đối với nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ đại học, cao đẳng trong môi trường AEC - 09/01/2017 08:38
- “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên - 25/12/2016 14:10
- Một số khó khăn trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay - 25/12/2016 13:57
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng tính kỷ luật trong quân đội - 02/12/2016 09:56
- Chức năng, giá trị của pháp luật nhìn dưới góc độ xã hội - 22/11/2016 15:22
Các tin khác
- Tôn sư trọng đạo – một truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - 31/10/2016 03:14
- Thay đổi phương pháp dạy học trong thời kỳ bùng nổ mạng Internet - 24/10/2016 05:23
- Một vài trao đổi về kỹ năng sử dụng tài liệu học tập đối với quá trình tự học của sinh viên - 21/10/2016 04:21
- Phụ nữ Đại học Hà Tĩnh chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường - 18/10/2016 13:31
- Giới hạn quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11/09/2016 03:20