Tầm quan trọng của việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học ở Trường THPT
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, Người ra đi để lại cho dân tộc, cho nhân loại một tài sản tinh thần vô giá đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo tấm gương Bác là niềm vinh dự và tự hào, trở thành nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân tốt, người lao động tốt.
Hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và hành động của mỗi người.
Đối với các trường phổ thông việc đưa nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Bộ Chính trị chỉ rõ: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp”.
Đảng ta cũng chủ trương: Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học... Điều này, khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đưa các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi đảng viên, cán bộ giáo viên và các em học sinh ở các trường trung học phổ thông, hướng trọng tâm tới thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo những con người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài để dựng xây đất nước.
Việc đưa nội dung, chương trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, nhất là khi chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29/T.Ư.
Vì vậy, các nhà trường cần quán triệt và đẩy mạnh triển khai đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nội dung quan trọng trong các hoạt động của nhà trường thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh và thúc đẩy động cơ phân đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho cán bộ, giáo viên và các em.
Việc đưa nội dung cơ bản của việc học tập và làm theo tấm gương Bác có tác dụng bổ trợ cho các nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học sinh đang học. Qua đó, hình thành cho học sinh những phương thức ứng xử, có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, phẩm chất; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân vừa có đức vừa có tài để tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giảng dạy nội dung tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với học sinh Trung học phổ thông có thể thực hiện qua việc giảng dạy một số câu chuyện gần gũi kể về Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, lồng ghép trong một số môn học như ngữ văn, giáo dục công dân hay các hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa... Giá trị của những mẫu chuyện đó chính là những phẩm chất đạo đức, lối sống cao đẹp của Bác mà mỗi chúng ta phải học tập và làm theo.
Việc triển khai giảng dạy nội dung Học tập và làm theo tấm gương Bác trong nhà trường Trung học phổ thông không chỉ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục, đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh mà còn góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, thúc đẩy động cơ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho giáo viên và học sinh.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2016), Chỉ thị Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
[2]. Ban chấp hành Trung ương khóa XI (2013), (Hội nghị lần thứ Tám), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
[3].TS. Nguyễn Văn Tùng (chủ biên), Hướng dẫn dạy học bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cấp Trung học phổ thông, NXB Giáo dục VN, 2017.
Tin mới
- Một vài trao đổi về vai trò của người giáo viên trong thiết kế phương pháp tình huống kết hợp với phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở Thành phố Hà Tĩnh - 18/11/2019 05:06
- Tìm hiểu một số chính sách bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc - 20/10/2019 08:18
- Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên - 19/10/2019 02:44
- Một số yêu cầu cơ bản của nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn Giáo dục công dân - 17/04/2019 00:38
- Vai trò của tuyên truyền và quần chúng trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn ở Trung Quốc - 12/03/2019 04:30
Các tin khác
- Một số giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Lào ở Trường Đại học Hà Tĩnh - 15/01/2019 08:50
- Đổi mới quy trình giảng dạy nhằm phát triển năng lực người học tại Trường Đại học Hà Tĩnh - 20/12/2018 02:36
- Xây dựng văn minh sinh thái dưới góc nhìn phát triển khoa học ở Trung Quốc - 18/12/2018 13:56
- Quan điểm về khái niệm người tiêu dùng theo cách tiếp cận của một số hệ thống pháp luật trên thế giới - 17/11/2018 14:21
- Bàn về luận điểm “Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết” của A.Toffler trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực - 21/10/2018 02:08