Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Luận về tính tương quan giữa kinh tế tri thức và chủ nghĩa xã hội

Tác giả: Phạm Huy Thông - Đăng ngày: .

Kinh tế tri thức biểu hiện trào lưu phát triển của hình thái hinh tế xã hội mới, trong khi chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu của một xã hội tiến bộ; Kinh tế tri thức có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, có lợi cho chủ thể của chế độ công hữu trong sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần và có lợi cho sự xóa bỏ phân cực giữa giàu và nghèo. Kinh tế tri thức chính là điều kiện tất yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.


Kinh tế tri thức xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, được xem là một loại hình thái kinh tế mới. Kinh tế tri thức đã cải biến phương thức sản xuất, từ việc lấy công nghiệp truyền thống làm chủ lực, lấy nguồn lực tự nhiên làm yếu tố thức nhất của sản xuất, lấy tối đa hóa lợi nhuận làm mục đích của kinh tế công nghiệp, sang lấy kỹ thuật công nghiệp cao làm chủ làm chủ trong sản xuất công nghiệp, lấy tài nguyên trí lực làm yếu tố thứ nhất của sản xuất, phát triển hài hóa giữa các yếu tố con người, tự nhiên và kỹ thuật. Kinh tế tri thức còn lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục đích.

 

Vì vậy, kinh tế tri thức chính là lấy sự chiếm hữu về nguồn trí lực, đầu tư và phân phối, sản xuất sản phẩm tri thức, phân phối (truyền bá) và tiêu dùng (sử dụng) làm những yếu tố quan trọng nhất của kinh tế. Trong đó, nguồn trí lực bao gồm nhân tài, tin tức, tri thức, kỹ thuật, quyết sách và phương pháp quản lý cùng hình thức đầu tư cao nhất là hoạt động sáng tạo.

 

Kinh tế tri thức là một hình thái kinh tế hoàn toàn mới sẽ có vai trò dẫn dắt  nhân loại trong thế kỷ 21. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Kinh tế tri thức sẽ là trào lưu phát triển không thể đảo nghịch của xã hội loài người.

 

Căn cứ lý luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản là không thể lấy ý chí chủ quan của con người làm chuyển biến quy luật khách quan. Vậy chủ nghĩa xã hội là gì? Làm sao để xây dựng chủ nghĩa xã hội? Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã giải thích một cách rõ ràng rằng: “Giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo, cuối cùng sẽ đạt tới sự phồn thịnh”; “Một chủ thể chuyên về chế độ công hữu, một cộng đồng thịnh vượng, đó chính là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta nhất thiết phải kiên trì theo đuổi.”

 

Thứ nhất, kinh tế tri thức thúc đẩy sự phát triển tốc độ cao của lực lượng sản xuất xã hội

 

Phương thức sản xuất của thời đại kinh tế tri thức chính là trên cơ sở xây dựng sự phát đạt cao của tài nguyên trí lực, do đó cũng sẽ quyết định đến sự thống nhất hữu cơ giữa trong thời đại kinh tế kinh tế tri thức đó là giữa sự xã hội hóa, khoa học hóa và bền vững hóa. Xã hội hóa phương thức sản xuất, khoa học hóa và bền vững hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xã hội hóa sản xuất không chỉ đủ khả năng tiến hành đáp ứng yêu cầu qui mô sản xuất của nền kinh tế, mà còn còn đủ khả năng thực hiện sự phân công và hợp tác trong phạm vi toàn xã hội. Mà phân công và hợp tác sẽ là tiền đề cho sự sáng tạo trong quy mô sản xuất, cũng có nghĩa khoa học kỹ thuật là yếu tố thứ nhất của lực lượng sản xuất chuẩn bị cho sự vô hạn trọng dung lượng xã hội. Chỉ có xã hội hóa sản xuất, mới có thể nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động, cùng với hệ thống tư liệu sản xuất hiện đại có hàm lượng kỹ thuật cao như phần mềm điện tử sẽ kết hợp lại với nhau một cách có hiệu quả vào bất kỳ lúc nào và thời gian nào, vì vậy lực lượng sản xuất sẽ có bước tiến phát triển lớn mà trước đây chưa từng có.

 

Thứ hai, chế độ công hữu là chủ thể của kinh tế tri thức

 

Giá trị của tin tức và tri thức nằm ở chỗ phân tán truyền bá, ở giai đoạn kinh tế tri thức ở giai đoạn đạt tới trình độ cao của tin tức, tin tức và tính tất yếu ứng dụng tri thức là xã hội hóa, cũng chính là mọi người đều cùng sở hữu, không thể vì một nhà hay một người nào..., lũng đoạn. Hiện nay trên thế giới....cho dù còn xa mới đạt tới sự chia sẻ về tin tức và tri thức, nhưng hiện đã bộc lộ rõ xu thế trong tương lai là tri thức sẽ giống như nguồn sống của con người và toàn xã hội. Của cải vật chất có thể tư hữu hoặc cũng có thể công hữu, nhưng đồng nhất vật phẩm chỉ có khả năng cung cấp hữu hạn cho con người sử dụng, sản phẩm vật chất có thể không ngừng hao mòn, càng sử dụng thì giá trị càng thấp; của cải tri thức có thể tư hữu hoặc công hữu, nhưng người sử dụng tri thức càng nhiều, thì giá trị càng cao, trong quá trình sử dụng lại không ngừng sáng tạo thêm. Vậy khi nào tổng đại lượng của cải tri thức có thể vượt qua tổng đại lượng của cải vật chất? Đó chỉ có thể là mở rộng thực hiện điều kiện tất yếu từ chế độ công hữu.

 

Tóm lại, kinh tế tri thức đại diện cho trào lưu phát triển của một hình thái kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội chính là sự lựa chọn tất yếu của một xã hội tiến bộ, tính tương quan của hai yếu tố này thể hiện ở chỗ: kinh tế tri thức cơ lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, có lợi cho chủ thể chế đội công hữu trong phát triển nền kinh tế nhiều phần, có lợi cho trong việc xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo, cuối cùng sẽ đạt tới sự thịnh vượng. Nói một cách khác, kinh tế tri thức chính là điều kiện tất yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.