Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Tìm hiểu lịch sử các đại dịch trên thế giới

Tác giả: ThS. Đường Thế Anh - Đăng ngày: .

Các căn bệnh truyền nhiễm đã tồn tại từ những ngày loài người còn “săn bắt, hái lượm”, tuy nhiên, việc chuyển sang cuộc sống nông nghiệp 10.000 năm về trước đã tạo ra những cộng đồng người khiến dịch bệnh trở nên dễ lây lan nhanh hơn. Sốt rét, bệnh lao, bệnh phong, đậu mùa, cúm,… cũng bắt đầu xuất hiện trong gia đoạn này. Khi một dịch bệnh lan ra ngoài biên giới của một đất nước, dịch chính thức trở thành đại dịch.



Ngày nay, việc kết nối các thành phố, xây dựng các tuyến giao thương giữa các quốc gia ngày càng rút ngắn về thời gian và khoảng cách  khiến dịch bệnh có thể nhanh chóng dịch chuyển vào nhiều cuộc gia khác nhau. Tuy nhiên, đây là một điều tất yếu song hành với tiến trình phát triển của loài người.

 

       Dịch bệnh Athens – 430 TCN

 

        Đại dịch được ghi nhận sớm nhất là bệnh dịch thành Athens – đại dịch đã tàn phá thành phố Athens của Hy Lạp trong năm thứ hai Chiến tranh Peloponnesia (430 TCN). Người ta cho rằng, bệnh dịch vào Athens qua cảng Piraeus của thành phố vì đây là điểm cung ứng vật tư duy nhất. Phần lớn phía Đông Địa Trung Hải đã phát hiện dịch bệnh mặc dù chịu tác động ít hơn.

 

        Căn bệnh đã lây sang Libya, Ethiopia và Ai Cập, có đến hai phần ba dân số đã chết. Các triệu chứng của bệnh dịch bao gồm sốt, khát nước, cổ họng và lưỡi có máu, da đỏ và tổn thương.

 

       Bệnh dịch hạch – 165 TCN

 

       Bệnh dịch hạnh Antonine có thể là sự xuất hiện sớm của bệnh đậu mùa. Bệnh này bắt nguồn từ người Huns (Hungary), sau đó lây nhiễm cho người Đức. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau họng và tiêu chảy, vết loét chảy mủ,… Bệnh dịch này tiếp diễn cho đến năm 180 sau Công Nguyên. Hoàng đế Marcus Aurelius cũng là một trong những nạn nhân của dịch bệnh này.

 

        Bệnh dịch hạch – 250 SCN

 

     Bệnh dịch hạch Cyprian được đặt theo tên của nạn nhân đầu tiên – giám mục Kito giáo của Carthage. Dịch bệnh kéo theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, loét cổ họng, sốt và lở loét bàn chân, bàn tay.

 

       Người dân đã tìm cách thoát khỏi thành phố bằng việc đi sang các thành phố khác sinh sống, chính điều này đã khiến cho bệnh đi qua Bắc Phi, Ethiopia, Rome, Ai Cập,… biến đây thành một trong những dịch bệnh có mức nguy hiểm hàng đầu.

 

Vào năm 444, dịch bệnh đã tấn công Anh buộc Anh phải tìm sự giúp đỡ từ người Saxon.

 

       Bệnh dịch hạch Justinian – 541 Sau Công Nguyên

 

     Bệnh dịch hạch Justinian xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập, sau đó lan rộng khắp Palestine và Byzantine, Địa Trung Hải,…Bệnh dịch đã thay đổi tiến trình của đế chế, xóa bỏ hoàn toàn kế hoạch của hoàng đế Justinian để đưa Đế chế La Mã lại với nhau, gây ra cuộc đấu tranh kinh tế lớn, tạo ra bầu không khí tận thế thúc đẩy sự lan rộng nhanh chóng của Kito giáo.

 

      Trong hai thế kỷ tiếp theo, bệnh dịch đã xóa bỏ bỏ 50 triệu người (26% dân số thế giới). Bệnh lây qua chuột và bọ chét.

 

      Bệnh phong – Thể kỷ XI

 

       Bệnh phong đã trở thành một đại dịch của châu Âu vào thời trung cổ, dẫn đến việc đã có rất nhiều bệnh viện được xây dựng trong thời gian này để đáp ứng được số lượng nạn nhân lớn.

 

      Bệnh phong được cho là một hình phạt từ Thiên Chúa vào các gia đình, chính niềm tin này đã dẫn đến những đánh giá đạo đức nhất định đối với các nạn nhân. Hiện nay, bệnh phong được gọi là Hansen, vẫn gây ra hàng chục ngàn người chết mỗi năm nếu như không được điều trị bằng kháng sinh.

 

      Vi khuẩn gây ra bệnh phong có sự phát triển chậm, theo thời gian, vi khuẩn này sẽ gây ra các vết loét, dị dạng, khiến nạn nhân chết dần chết mòn.

 

     Cái chết đen – Năm 1350

 

    “Cái chết đen” là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Âu trong thể kỷ XIV. Đại dịch này đã làm 1 phần 3 dân số thế giới biến mất. Đây là một trong những đại dịch chết chóc nhất lịch sử nhân loại với số người chết khoảng 75 – 200 triệu người, giết chết 30 – 60% dân số của châu Âu.

 

      Anh và Pháp đã bất lực chứng kiến bệnh dịch tàn phá quốc gia của họ. Hệ thống phong kiến Anh sụp đổ khi bệnh dịch đã làm thay đổi hoàn cảnh kinh tế và nhân khẩu học,…

 

       Dịch bệnh Columbia – Năm 1492

 

      Sự xuất hiện của người Tây Ban Nha ở vùng biển Caribbean đã làm các dịch bệnh như đậu mùa, sởi, bệnh dịch hạch từ châu Âu truyền sang cho người dân bản địa. Những căn bệnh này đã tàn phá 90% dân số trên khắp lục địa phía Bắc và phía Nam. Năm 1520, Đế quốc Aztec bị phá hủy bởi nhiễm bệnh đậu mùa do nô lệ châu Phi mang đến. Nghiên cứu vào năm 2019 đã kết luận rằng, cái chết của khoảng 56 triệu người Mỹ bản địa trong thế kỷ 16 và 17 phần lớn là do bệnh tật.

 

       Đại dịch hạch Luân Đôn – Năm 1665

 

Trong lần thứ hai xuất hiện, bệnh dịch hạch đã làm chết 20% dân số London.

 

       Đại dịch tả đầu tiên – Năm 1817

 

      Bệnh dịch tả bắt nguồn từ Nga – nơi đã có 1 triệu người chết. Bệnh tả lây lan qua nước và thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm phân. Sự tiếp cận của Đế quốc Anh và hải quân đã lan truyền bệnh dịch sang Tây Ban Nha, châu Phi, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Mỹ, giết chết hơn 150.000 người. Một loại vắc – xin đã được tạo ra vào năm 1885 nhưng dịch bệnh vẫn tồn tại đến ngày nay.

 

       Đại dịch hạch thứ ba – Năm 1855

 

       Bắt đầu từ Trung Quốc, dịch chuyển đến Ấn Độ và Hồng Kông, bệnh dịch hạch đã cướp đi 15 triệu nạn nhân. Dịch bệnh này cũng là yếu tố gây ra cuộc nổi loạn Parthay và cuộc nổi loạn Taiping. Trong đại dịch này, Ấn Độ phải đối mặt với nhiều thương vong nhất và đây cũng trở thành cái cớ cho những chính sách đàn áp đã gây ra một số cuộc nổi dậy chống lại người Anh. Đại dịch bắt đầu lắng xuống vào những năm 1960.

 

      Đại dịch sởi ở Fiji – Năm 1875

 

      Sau khi Fiji được nhượng lại cho Đế Quốc Anh từ tay Úc, một bữa tiệc hoàng gia đã được tổ chức. Đến khi dịch sởi bùng phát, hoàng gia đã mang căn bệnh trở lại hòn đảo khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Đại dịch sởi đã giết chết hơn 40.000 người (một phần ba dân số Fiji).

 

      Cúm Nga – Năm 1889

 

       Cúm Nga là đại dịch cúm đáng kể đầu tiên, bắt đầu ở Siberia và Kazakhstan, sau đó nhanh chóng lây lan sang Moscow, tiến vào Phần Lan, Ba Lan và di chuyển đến phần còn lại của châu Âu. Đầu năm 1890, bệnh dịch đã lan vào Bắc Mỹ và Châu Phi, khiến 360.000 chết.

 

       Cúm Tây Ban Nha – Năm 1918

 

       Cúm Tây Ban Nha là một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, khiến 50 triệu dân trên toàn thế giới tử vong. Cúm Tây Ban Nha được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc bằng việc người lao động Trung Quốc đi đường sắt qua Canada vào châu Âu. Ở Bắc Mỹ, cúm xuất hiện lần đầu tiên ở Kansas vào đầu năm 1918. Đến đầu tháng 10 năm 1918, hàng trăm nghìn người Mỹ đã chết và tình trạng khan hiếm hàng hóa đến mức khủng hoảng. Tuy nhiên, đại dịch cúm đã biến mất vào mùa hè năm 1919.

 

      Cúm Châu Á – Năm 1957

 

      Dịch bắt đầu ở Hồng Kong, sau đó lan rộng khắp Trung Quốc và Hoa Kỳ, Anh. Sau 6 tháng, cúm châu Á làm 140.000 người chết. Năm 1958, đại dịch khiến 1,1 triệu người tử vong trên toàn cầu, trong đó có 116.000 ca tử vong ở Hoa Kỳ. Đã có một loại vắc-xin được phát triển và khống chế được dịch.

 

      HIV/AIDS – Năm 1981

 

      HIV/AIDS lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1981. Biểu hiện người bệnh mắc phải là sốt, đau đầu, nổi hạch, hệ thống miễn dịch bị phá hủy dẫn đến cái chết. Căn bệnh lây qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con.

 

      Người mắc bệnh AIDS đầu tiên được xác định là một người thuộc cộng đồng đồng tính Mỹ. Sau đó phát hiện thêm được các trường hợp ở Tây Phi, Haiti, New York, San Francisco… Các phương pháp đã được điều trị để làm chậm tiến triển của căn bệnh này, tuy nhiên, chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm HIV/AIDS. Đến nay, đã có hơn 35 triệu người trên thế giới chết vì AIDS.

 

      Sars – Năm 2003

 

      Sars hay còn gọi là Hội chứng suy hô hấp cấp nặng lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2003. Virus Sars được cho là bắt đầu từ dơi, lây sang mèo và lây sang người Trung Quốc, tiếp theo là lây sang các quốc gia khác, khiến 774 người tử vong. Các nỗ lực kiểm dịch đã chứng minh được tính hiệu quả. Đến tháng 7/2003, dịch đã được ngăn chặn và không xuất hiện kể từ đó.

 

     COVID-19 – Năm 2019

 

     Vào ngày 11/03/2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức thông báo Covid – 19 là đại dịch toàn cầu sau khi tấn công hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Các triệu chứng của dịch bao gồm: Suy hô hấp, sốt và ho, dẫn đến viêm phổi và tử vong.  Có thể thấy, các đại dịch là những sự kiện gây chấn động cả thế giới và hậu quả của chúng gây ra rất khôn lường. Chúng có thể phá vỡ cuộc sống, phá vỡ thị trường, phá vỡ nền kinh tế, thậm chí làm lộ ra những thiếu sót của chính phủ các quốc gia. Tuy nhiên, sau mỗi đại dịch, các quốc gia sẽ bắt buộc phải có những cải cách để củng cố nhà nước, củng cố chủ nghĩa dân tộc. Chính phủ nào cũng sẽ phải sử dụng các biện pháp riêng để xử lý khủng hoảng.

 

       Cúm Tây Ban Nha 1918 – 1919 đã gây ra không ít thiệt hại cho thế giới nhưng đã mở ra một kỷ nguyên toàn cầu mới. Gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các quốc gia phải tìm cách để lấy lại được sự cân bằng, tìm cách giảm các lỗ hổng trong tương lai.

 

Đại dịch Covid-19 căn bản không làm thay đổi các hướng đi của kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ và các nước phương Tây có thể sẽ lại đi qua những giai đoạn khủng hoảng nhất định nhưng về lâu dài, các nền dân chủ sẽ phải tìm một phương thức bảo vệ mới, do đó, chúng ta vẫn có niềm tin rằng, sau khi đại dịch qua đi, các quốc gia sẽ có những chiến lược phát triển mới bền vững hơn trong những năm sắp tới.