Phụ nữ Đại học Hà Tĩnh chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường
Từ Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Môi trường & Phát triển Bền vững tại Rio-de Janerio (Brazil) năm 1992, đặc biệt là sau Hội nghị về Môi trường và Biến đổi Khí hậu ở Kyoto (Nhật Bản) năm 1997 và Paris (Pháp) năm 2015, cho đến nay, vai trò và vị thế của Phụ nữ thế giới nói chung, và của Phụ nữ Việt Nam nói riêng, trong công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường (BVMT) ngày càng trở nên quan trọng.
Báo cáo Tổng kết của Liên hợp quốc về Phụ nữ với Môi trường toàn cầu năm 2015 [1] khẳng định rằng, ở tất cả các Quốc gia, ý thức và sự hiểu biết cũng như hành động để giữ gìn và BVMT của nữ giới luôn cao hơn nam giới. Báo cáo giải thích lý do đó là vì thiên chức Phụ nữ phải gánh vác nhiều công việc có mối liên hệ rất mật thiết đến môi trường ngay từ nhỏ cho đến khi trường thành.
Các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng Báo cáo này cũng đã tổng kết khá chi tiết về mối liên hệ của Phụ nữ với môi trường trong gia đình và xã hội tập trung vào các điểm sau đây:
* Phụ nữ trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường trong mọi sinh hoạt đời
sống hàng ngày và với xã hội.
* Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất gây ô nhiễm trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất và trong hoạt động xã hội.
* Là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động trực tiếp của ô nhiễm và suy thoái tài nguyên: nước, không khí, môi trường đô thị và môi trường nông thôn.
* Là người vất vả nhất khi gia đình chịu tác động tiêu cực của môi trường.
- Người mẹ bị ốm do ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình và thai nhi.
* Là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của con cái
trong quan hệ với môi trường.
* Là người nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của từng bữa
ăn, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nền nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình, gián tiếp bảo đảm an toàn chung của cả xã hội.
* Trong Báo cáo tổng kết cũng đã nêu, vai trò của Phụ nữ Trí thức, đặc biệt là Phụ nữ làm công tác Giáo dục, cực kỳ quan trọng trong nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của gia đình và xã hội. Môi trường Giáo dục là cơ hội thuận lợi nhất cho việc phổ biến rộng rãi kiến thức về BVMT tới được nhiều đối tượng nhất và có sức lan tỏa nhanh chóng trong xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Không ai khác chính các cô giáo bằng tấm gương bảo vệ môi trường cùng với kiến thức sâu rộng của mình có khả năng tuyền cảm hứng cho hàng triệu, hàng triệu học sinh hiểu biết và có ý thức, có hành động tốt giữ gìn và BVMT [2].
Cuối cùng, Báo cáo nhấn mạnh, Phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình và xã hội; họ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng của công tác giữ gìn và BVMT.
Với gần 200 cán bộ giảng dạy là nữ, đội ngũ nữ giảng viên Đại học Hà Tĩnh là lực lượng quan trọng trong mọi hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động xã hội của nhà trường và ở cộng đồng dân cư nơi chị em sinh sống, trong đó có hoạt động giữ gìn và BVMT. Những điểm trong Báo cáo Tổng kết của Liên hợp quốc về Phụ nữ với Môi trường hoàn toàn đúng với chị em Phụ nữ Đại học Hà Tĩnh. Chị em Phụ nữ luôn là tấm gương, là người truyền thụ kiến thức trong nhiệm vụ giữ gìn và BVMT ở gia đình, trường Đại học và xã hội [3].
Ở gia đình, rất nhiều chị em là những người “Nội trợ thông minh” người vợ "Tiêu dùng sạch" luôn đi tìm thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho bữa ăn của gia đình mình, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Đồng thời, những người mẹ là giảng viên Đại học Hà Tĩnh luôn quan tâm giáo dục văn hoá ứng xử, nuôi, dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình gương mẫu trong giữ gìn và BVMT. Chị em còn là người chủ gia đình thực hiện phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, luôn chăm lo giữ vệ sinh môi trường trong gia đình mà cả ngoài đường ngõ, xóm, nơi công cộng...
Ở trường Đại học, chị em luôn giữ gìn môi trường nhà trường thật thân thiện và trong sạch, giữ gìn cảnh quan lớp học và không gian sân trường thật trong lành. Trong các giờ giảng dạy, chị em luôn lồng gép nội dung bài giảng với các kiến thức môi trường cho sinh viên nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức giữ gìn và BVMT, trước hết là cho môi trường trường Đại học. Tuy cảnh quan kiến trúc nhà trường chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, song trong một chừng mực nào đó, người ta cũng đã nhìn thấy một không gian thực sự trong lành, thực sự thân thiện ở trường Đại học Hà Tĩnh. Đó là nhờ sự đóng góp công sức và trí tuệ to lớn của chị em Phụ nữ nhà trường.
Trong các hoạt động xã hội nơi chị em giáo viên cư ngụ, nhiều chị em đã tham gia tốt phong trào xây dựng mô hình điểm "Chi hội xanh - sạch - đẹp" tại các khu phố, phường, xã hay tham gia vào Câu lạc bộ “ Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông”... Đến nay, tình trạng vứt túi nilon ra môi trường gần như không còn ở các khu dân cư nơi có gia đình chị em sinh sống, phố, phường, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp hơn trước rất nhiều. Một số mô hình giữ gìn và BVMT có sự tham gia của nữ giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh đang phát triển ngày càng nhiều và duy trì hoạt động hiệu quả như: Phụ nữ tự quản BVMT; phong trào Phụ nữ tự quản xử lý rác thải; làng văn hoá, sức khoẻ gắn với vệ sinh môi trường...
Tháng 10 này là tháng chị em Phụ nữ Việt Nam nói chung, và chị em Phụ nữ Đại học Hà Tĩnh nói riêng, vui mừng kỷ niệm 86 năm ngày Thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam. Để góp phần thiết thực kỷ niệm ngày trọng thể này thật ý nghĩa, chị em Phụ nữ Đại học Hà Tĩnh tiếp tục chung tay góp sức giữ gìn và BVMT của gia đình, của trường Đại học Hà Tĩnh và môi trường quê hương Hà Tĩnh ngày càng xanh tươi, trong lành và sạch đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo Tổng kết về Phụ nữ với Môi trường toàn cầu, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc UNEP, tháng 12/ 2015.
[2]. Vai trò của Phụ nữ trong Giáo dục Bảo vệ Môi trường, Báo cáo chuyên đề của UNEP, tháng 12/2015.
[3]. Tư liệu của trường Đại học Hà Tĩnh, giai đoạn 2011-2016.
Tin mới
- Chức năng, giá trị của pháp luật nhìn dưới góc độ xã hội - 22/11/2016 15:22
- Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên - 07/11/2016 08:49
- Tôn sư trọng đạo – một truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - 31/10/2016 03:14
- Thay đổi phương pháp dạy học trong thời kỳ bùng nổ mạng Internet - 24/10/2016 05:23
- Một vài trao đổi về kỹ năng sử dụng tài liệu học tập đối với quá trình tự học của sinh viên - 21/10/2016 04:21
Các tin khác
- Giới hạn quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11/09/2016 03:20
- Mô hình công ty cổ phần theo pháp luật Trung Quốc - 18/06/2016 13:51
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam - 18/06/2016 11:50
- Vai trò của đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên - 18/06/2016 11:43
- Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân và giá trị đối với cách mạng Việt Nam - 17/05/2016 15:55