Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Chỉ số IQ và EQ - nền tảng thành công và hạnh phúc

Tác giả: Th.S Trần Nguyên Hào - Đăng ngày: .

 

Tìm hiểu về IQ (Chỉ số Thông minh trí tuệ) và EQ (Thông minh xảm xúc) đồng thời so sánh vai trò, tầm quan trọng của nó đối với sự thành công của mỗi người thực sự rất bổ ích và có nhiều điều thú vị, từ đó sẽ giúp chúng ta định hướng cho sự phát triển hoàn thiện nhân cách bản thân phục vụ tốt cho cuộc sống và sự nghiệp.

1. Chỉ số thông minh trí tuệ IQ (Intelligence Quotient)

            1.1.  Công thức và tiêu chí đo IQ

IQ là chỉ số biểu thị trí tuệ một cách tương đối bằng cách lấy tuổi trí tuệ (Mentalate-MA) chia cho tuổi sinh học Chxonogicalage - CA rồi nhân với 100 (lấy 2 chữ số sau dấu phẩy). Một đứa bé thông minh bình thường là đứa có chỉ số IQ = 100.

            IQ đánh giá sự phát triển trí tuệ thông qua 4 lĩnh vực

            - Suy luận bằng ngôn ngữ

            - Suy luận số học

            - Suy luận trừu tượng, hình ảnh

            - Trí nhớ ngắn hạn

            IQ được cấu thành bằng các mặt: Trí nhớ, khả năng tư duy, khả năng tưởng tượng, năng lực tập trung chú ý, sức quan sát, sức sáng tạo v.v…

            Đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu xây dựng các câu hỏi test chỉ số IQ của mỗi người.

IQ được xác định bằng các cuộc trắc nghiệm Stanford Binet nổitiếng:

Làm trắc nghiệm với một em bé 6 tuổi (tuổi thực tế - tuổi sinh học), nhưng em bé đó đã làm bài thi trắc nghiệm phổ thông của em bé 8 tuổi (tuổi trí tuệ). Như vậy, chỉ số IQ của em là: 8/6 x 100 = 1,33 x 100 = 133. Đây là chỉ số IQ tương đối cao.

Sau đây là Bảng đánh giá IQ

Khoảng điểm IQ

Mô tả ý nghĩa

Tỷ lệ % trong dân số

40 – 55

Rất kém

0.13%

55 – 70

Chậm phát triển tâm thần

2,14%

70 – 85

Kém thông minh

13,59%

85 – 115

Trí tuệ bình thường

68,26%

115 – 130

Thông minh

13,59%

130 – 145

Trí thông minh cao (có tài)

2,14%

145 – 160

Thiên tài

0,13%

 

 

1.2. Các yếu tố tác động đến IQ

ü      Trường học ảnh hưởng tới IQ

ü      IQ không chịu ảnh hưởng của thứ tự sinh

ü      Sữa mẹ liên quan đến IQ

ü      IQ biến đổi theo ngày sinh

ü      Gen di truyền ảnh hưởng IQ

ü      Kích cỡ đầu liên quan IQ

ü      IQ thế hệ sau ngày càng tăng

ü      IQ bị ảnh hưởng bởi thực đơn ăn uống

Sau đây là chỉ số IQ của một số người nổi tiếng trên thế giới:

- Descartes:                       210

- Kant:                   199

- Newton:              190

- Galileo:               185

- Napoleong:         145

- Tổng thống Mỹ Bill Clinton: 182

- Tổng thống Mỹ Jimmy Carter: 175

- Tổng thống Mỹ Jonh Kennedy: 174

- Tổng thống Mỹ Geogre Bush - Bố: 98

- Tổng thống Mỹ Geogre Bush - Con: 91

            Qua những thống kê trên, chúng ta thấy có nhiều người không có chỉ số IQ cao nhưng vẫn trở thành những người rất thành đạt, rất nổi tiếng. Một trong những yếu tố bổ sung cho IQ, giúp họ thành công đó là họ có chỉ số EQ cao.

2. Chỉ số thông minh cảm xúc EQ (Emotional Quotient)

            2.1. Sự ra đời của EQ và tiêu chỉ xác định EQ

EQ được nhà tâm lý học Piter Salavi thuộc đại học Yale và ngài Maier thuộc Đại học Hampshire HHlần đầu tiên đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990 và được định nghĩa lại vào năm 1996.

            EQ dùng để chỉ năng lực của một người nắm bắt và làm chủ được tình cảm của mình, năng lực điều khiển và phán đoán về tình cảm của người khác; cùng với năng lực của người đó tiếp nhận những khó khăn tạm thời cũng như mức độ lạc quan trước cuộc sống của mình.

            EQ bao gồm các mặt:

            - Tự nhận thức

            - Tầm nhìn

            - Sự tự chủ tình cảm

            - Khả năng khích lệ

            - Khả năng giao tiếp

            2.2. Tiêu chí đánh giá của EQ

Nếu IQ được dùng để dự đoán trình độ trí lực và tinh thông nghề nghiệp của con người, thì EQ được xem là tiêu chuẩn có hiệu quả hơn để dự đoán một con người có thể giành được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống có hạnh phúc hay không. Đồng thời, nó phản ánh tốt hơn tính thích ứng của cá thể với xã hội.

            Những người có chỉ số EQ cao thường là những người có khả năng chịu đựng, sự kiên nhẫn, làm chủ được cảm xúc của mình; nắm bắt cơ hội tốt, tinh thần lạc quan. Thí dụ thực tế sau đây cho thấy điều đó:

            Một nhà khoa học tiên đoán tương lại của người khác bằng cách quan sát những em bé 4 tuổi với những viên kẹo. Ông lần lượt mời từng em vào một căn phòng và bắt đầu một thí nghiệm hành hạ êm ái: Đưa cho mỗi em bé một viên kẹo, ông nói: “ Mỗi cháu có thể ăn viên kẹo ngay bây giờ nhưng nếu cháu nào chưa ăn mà đợi một lát đến khi nào chú quay về phòng này thì sẽ được nhận thêm vài viên kẹo nữa”. Nói xong ông đi ra ngoài.

Ở trong phòng, một số em ăn ngay viên kẹo sau khi ông đi ra. Có em cũng chỉ đợi được vài phút rồi chịu thua. Nhưng cũng có rất nhiều em nhất định đợi cho được, xua nổi thèm muốn của mình bằng nhiều cách: Có em nhắm mắt lại; có em cúi đầu xuống; có em hát khe khẻ, có em bày trò ra chơi, có em thậm chí ngủ gục.

Khi quay lại phòng, nhà khoa học thưởng kẹo cho những em có công chờ đợi. Sau đó ông chờ những em này lớn lên. Theo dõi cho đến khi các em nói trên vào trung học, nhà khoa học đã thu được kết quả tuyệt vời. Một cuộc điều tra thông qua phụ huynh và giáo viên của các em này cho thấy: Những em nào trước đây (hồi còn 4 tuổi) đủ can đảm chờ để được thưởng thêm các viên kẹo thì bây giờ tỏ ra dễ thích ứng hơn, dể hòa đồng hơn, thích mạo hiểm hơn, tự tin và đáng tin cậy hơn. Còn những em trước đây chịu đầu hàng, bị cám dỗ (bởi viên kẹo thứ nhất) thì bây giờ cô đơn hơn, dễ bực bội và bướng bỉnh hơn, dễ bị stress, và thường né tránh thách thức trong cuộc sống. Khi dự thi kiểm tra trình độ học vấn SAT (Scholastic Aptitude Test- một kỳ thi bắt buộc đối với học sinh Mỹ trước khi đăng ký thi đại học), những em trước kia “không bị viên kẹo khuất phục” đạt điểm cao hơn những em “đầu hàng sớm” đến 210 điểm.

            Vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, Seligman (nhà tâm lý học ở Đại học Pennsylvamia Hoa Kỳ) giúp công ty bảo hiểm Metropolitan Life tuyển nhân viên bằng cách cho hàng ngàn nhân viên mới làm bài trắc nghiệm mức độ lạc quan do ông đặt ra bên cạnh bài kiểm tra do công ty đưa ra như thường lệ. Sau đó ưu tiên tuyển dụng những người có điểm “siêu lạc quan” cao cho dù có người đạt điểm kém về bài kiểm tra trình độ của công ty và phát hiện ra rằng: Về sau, những người này bán bảo hiểm tốt hơn. Năm đầu tiên, những người “siêu lạc quan” bán hơn những người thông thường 21% và năm thứ hai là 57%.

Phát hiện trên đã cho thấy: Lạc quan là thước đo hữu hiệu giá trị bản thân của một người. Những người lạc quan khi gặp thất bại, thường xem đó là một điều gì đó mà học có thể thay đổi, chứ không là do những nhược điểm bên trong mà học không có cách nào khắc phục và họ tin tưởng rằng bản thân họ có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.

            3. Tầm quan trọng của IQ và EQ đối với sự thành công và hạnh phúc của con người

            Hầu hết chúng ta đều thường tự hỏi: Tại sao một số người lại được thiên phú cho một cuộc sống rất tốt? Tại sao học sinh giỏi nhất lớp khi lớn lên không trở thành người giàu hơn những bạn học khác? Tại sao mới thoạt nhìn ta đã thấy thích người này nhưng lại ngờ vục người kia? Tại sao có người đủ nghị lực để vượt qua những trắc trở vốn có thể nhấn chìm người khác yếu bóng vía hơn? Nói tóm lại, những phẩm chất nào của tâm trí  quyết định ai là người thành đạt?

            Theo những nhà nhân sự, trong thế giới kinh doanh, IQ giúp bạn được tuyển mộ, còn EQ sẽ giúp bạn thăng tiến. Những người thành đạt nhất  không phải là những người có chỉ số IQ cao nhất, mà là những ai có quan hệ giao tiếp tốt nhất.

            Những ai thân thiện với đồng nghiệp và luôn có ý sẵn sàng hợp tác thì thường tạo ra những mối quan hệ tốt để có thể mở rộng tầm hoạt động và đạt được những mục tiêu của mình hơn là những thiên tài cô đơn và vụng về trong giao tiếp xã hội. Đó chính là những gì được thể hiện bằng EQ. Theo các nhà khoa học Mỹ, 25% thành công của một người do IQ quyết định, còn 75% phụ thuộc vào EQ.

            Tại sao lại như vậy? So sánh giữa IQ và EQ qua 3 nhược điểm cơ bản của IQ và 3 ưu điểm của EQ chúng ta sẽ thấy E         Q có ưu thế hơn và quan trọng hơn đối với những người thành công:

            Ba nhược điểm của IQ đó là: 1. Quá chính xác, quá hợp lý Þ Tư duy cứng nhắc, máy móc, xơ cứng và một chiều. 2. Khó thích nghi với môi trường  Þ Dễ chùn bước trước khó khăn và thất bại. 3. Quá đề cao bản thân mình Þ Lấy cái “Tôi” làm trung tâm giao tiếp Þ chỉ biết mình mà không biết người khác.

            Ngược lại, EQ có 3 ưu điểm: 1. Tư duy mềm mỏng, uyển chuyển Þ Đa chiều, bao quát. 2. Có khả năng thích nghi cao Þ Tự điều chỉnh được mình cho phù hợp với môi trường mới Þ luôn tìm ra giải pháp cho công việc Þ không chịu bó tay, không chịu đầu hàng hoàn cảnh. 3. Để cho người khác lấy người khác làm trung tâm giao tiếp Þ Biết người, biết mình.

            Ngày nay, các nhà khoa học đưa ra 10 chỉ tiêu đánh giá sự phát triển toàn diện của con người, mà IQ chỉ là một trong số đó, còn E            Q lại thể hiện ở nhiều chỉ tiêu trong số đó:

1. Chỉ tiêu phát triển trí tuệ (Mental Development Index - MDI) thông qua nhận thức, sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển về giao tiếp xã hội.

2. Chỉ số phát triển tâm thần vận động (Psychomotor Development Index- PDI) phản ánh khả năng biết kết hợp giữa nhận thức với hành động.

3. Sự phát triển về ngôn ngữ: khả năng học, ghi nhớ và sử dụng từ ngữ.

4. Khả năng xử lý thông tin.

5. Sự hình thành tính cách: hành vi ứng xử và khả năng hòa nhập với môi trường.

6. Khả năng tiếp thu và diễn đạt: Mức độ hiểu và hiểu những gì người khác nói và khả năng diễn đạt ý muốn bằng lời hoặc các động tác.

7. Chỉ số thông minh

Nhóm 3 chỉ tiêu về thị giác: 8. Sự nhạy bén về thị giác; 9. Khả năng ghi nhớ hành ảnh động; 10. Sự  phát triển của võng mạc.

Tóm lại, nếu xét về vai trò là tiêu chí thúc đẩy sự thành công cho mỗi người, EQ quan trọng hơn IQ. Như Damien Gotman đã khẳng định trong “IQ xúc cảm”: “Chỉ có thông minh và tài trí là chưa đủ. Thành công là một quá trình tự mình thực hiện. Nếu bạn khống chế được EQ thì khống khống chế được cuộc đời. Nhận thức được mình là thành công một nửa”. Hay theo Dumex Grow, “IQ giúp con bạn thành tài. EQ giúp con bạn thành công trong cuộc sống”.

Hiểu rõ về IQ và EQ và vai trò của chúng, nhất là vai trò của EQ là rất cần thiết cho mỗi người, trong đó đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên và những người trẻ tuổi mới bước đầu lập nghiệp. Bên cạnh phát triển tư duy, trí tuệ, sự hiểu biết, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc phát triển EQ thông qua các tiêu chí như sự kiên nhẫn, sức chịu đựng, tinh thần lạc quan, sự tự chủ tình cảm, khả năng thích ứng với môi trường, hoàn cảnh và công việc, khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội (theo hướng tích cực và lành mạnh); hay xác định tầm nhìn, khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, khả năng nắm bắt cơ hội, quyết đoán trong cuộc sống và công việc là rất quan trọng để thành công, thành đạt. Mà một trong những hoạt động hiệu quả để hình thành EQ hiện nay là học tập, nâng cao kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Slide bài giảng của giảng viên Nguyễn Văn Mỹ

2.      Báo Thanh niên, 05/03/2015