KHUNG NĂNG LỰC SỐ THEO QUAN ĐIỂM CỦA UNESCO
Năng lực số, hay còn được gọi là kỹ năng số, là khả năng sử dụng và hiểu biết về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Đối với cá nhân, năng lực số bao gồm khả năng sử dụng máy tính, Internet, các ứng dụng và công nghệ số khác để tìm kiếm, đánh giá, tạo ra và giao tiếp thông tin hiệu quả. Đối với tổ chức và xã hội, năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ số để cải thiện quy trình, gia tăng sự hiệu quả, và thúc đẩy sự phát triển. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm đưa ra về khung năng lực số, có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu như: Khung năng lực số của UNESCO, khung năng lực số của CAUL, khung năng lực số của Hội đồng Châu Âu. Bài viết này đề cập đến khung năng lực số theo quan điêm của UNESCO.
Vào năm 2018, UNESCO đã tiến hành một cuộc khảo sát về năng lực số trên 47 quốc gia và thu được kết quả về sự đa dạng các năng lực số mà những quốc gia này đang sử dụng. Tham khảo từ những khung năng lực số đã thu thập được, kèm theo sự tham vấn chuyên sâu từ các cơ quan chuyên môn, UNESCO đã cho ra đời khung năng lực số của mình để hỗ trợ các quốc gia xây dựng và đánh giá năng lực số trong cộng đồng giáo dục. Dưới đây là một số yếu tố chính của Khung Năng lực Số theo UNESCO được phân theo nhóm:
* Nhóm số 0: Vận hành thiết bị phần mềm:
Nhận biết, lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lý dữ liệu, thông tin số trong giải quyết vấn đề.
* Nhóm số 1: Năng lực thông tin và dữ liệu:
Nhóm năng lực này giúp ta làm rõ các nhu cầu về thông tin, định vị và truy cập dữ liệu, nội dung số. Bên cạnh đó, năng lực này giúp một cá nhân có thể đánh giá sự chính xác về thông tin.
* Nhóm số 2: Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số:
Nhóm năng lực này giúp mọi người có thể tương tác, hợp tác thông qua công nghệ số, đồng thời nhận thức được sự đa dạng về văn hóa và thế hệ. Ngoài ra, mọi người cũng có thể thực hành vai trò công dân thông qua tự quản lý định danh của bản thân.
* Nhóm số 3: Sáng tạo nội dung số:
Với nhóm năng lực số 4, cá nhân có khả năng tạo lập, xây dựng nội dung số của riêng mình. Hơn thế, cá nhân có thể nâng cấp thông tin số và nội dung số của mình vào vốn tri thức có sẵn. Với năng lực này, họ cũng sẽ biết được các chính sách, giấy phép liên quan; đồng thời, biết tạo ra các lệnh dễ hiểu cho hệ thống máy tính.
* Nhóm số 4: An ninh
Trong nhóm này, mỗi cá nhân sẽ biết cách bảo vệ các thiết bị, nội dung, cũng như dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của bản thân trong môi trường số. Ngoài ra, nhóm năng lực này còn giúp bảo vệ được sức khỏe và tinh thần, từ đó nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc và sự hòa nhập xã hội.
* Nhóm số 5: Giải quyết vấn đề:
Nhóm năng lực số 5 giúp ta giải quyết được vấn đề, nhận diện được nhu cầu cùng với các vấn đề chưa được giải quyết trong môi trường số. Qua đó, mọi người sẽ biết sử dụng các công cụ số để đổi mới quy trình, cập nhật các sự phát triển mới của công nghệ số.
* Nhóm số 6: Năng lực liên quan đến nghề nghiệp:
Với nhóm năng lực số 6, mọi người sẽ hiểu và vận hành các công nghệ số đặc thù liên quan đến ngành nghề riêng biệt. Không những thế, nhóm năng lực này cũng giúp mọi có khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu cùng với thông tin và nội dung số đặc thù cho một lĩnh vực cụ thể.
Khung Năng lực Số của UNESCO giúp xác định những kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường số ngày nay và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chương trình giáo dục và đào tạo. Khung Năng lực Số theo quan điểm của UNESCO có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sinh viên thích ứng với môi trường số đang ngày càng phát triển. Bằng cách nhấn mạnh vào kỹ năng thông tin, xử lý và sáng tạo số, khung này giúp sinh viên trang bị những công cụ cần thiết để nắm bắt và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Nó cũng tập trung vào khả năng giao tiếp và hợp tác trực tuyến, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, giúp sinh viên chuẩn bị cho thế giới năng động và đòi hỏi kỹ năng số ngày càng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Thông tin và Truyền thông, Cẩm nang chuyển đổi số, Hà Nội, NXB Thông tin & Truyền thông, 2020
[2] https://fastdo.vn/nang-luc-so-bao-gom-nhung-nang-luc-gi/
Tin mới
- Giáo dục quyền con người trong chương trình môn giáo dục kinh tế và pháp luật cấp trung học phổ thông - 07/05/2024 00:58
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông - 15/04/2024 09:26
- Khát vọng bình đẳng trong tư tưởng của Nguyễn Du - 14/02/2024 08:01
- Từ phương pháp bạo lực cách mạng của Đảng đến sự ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - 15/01/2024 01:02
- Tìm hiểu lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin về thương mại quốc tế trong chủ nghĩa tư bản - 12/01/2024 08:02
Các tin khác
- Nhận diện hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân trong bối cảnh hội nhập - 24/10/2023 08:29
- Giữ gìn và phát huy giá trị nhân văn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 11/08/2023 08:28
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu kinh tế Vũng Áng - 11/08/2023 08:27
- Nâng cao vai trò của Giáo viên cố vấn học tập nhằm tăng cường chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh - 27/06/2023 16:37
- Tăng trưởng xanh trong mục tiêu phát triển con người - 18/03/2023 09:35