Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Giáo dục quyền con người trong chương trình môn giáo dục kinh tế và pháp luật cấp trung học phổ thông

Tác giả: ThS. Đào Thị Thúy - Đăng ngày: .

  1. Một số vấn đề chung về giáo dục quyền con người

1.1. Quyền con người

Quyền con ngườiđược hiểu là những đặc quyền tự nhiên thuộc về tất cả mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, dòng dõi, địa vị xã hội...; các giá trị của quyền con người được luật pháp hóa, được cộng đồng quốc tế và các quốc gia thừa nhận, đó là giá trị  phổ biến/phổ quát chung toàn nhân loại. Điều này có nghĩa là chúng ta có quyền con người không phải bởi vì là công dân của một nước mà bởi vì chúng ta con người, nên có quyền con người; quyền con người gắn với nhân phẩm và giá trị con người, nên không thể bị tước bỏ một cách bất hợp pháp bởi bất cứ quyền lực nào.

Quyền con người bao gồm các quyền "chính trị và dân sự" (quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội, và các quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự quyết và quyền về sáng tạo văn hoá, quyền bình đẳng, quyền được xét xử công bằng, quyền về sự riêng tư, quyền tham gia đời sống chính trị, quyền kết hôn và lập gia đình) và các quyền “kinh tế, xã hội, văn hoá” (quyền về sức khoẻ, quyền giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội, quyền được an toàn ở nơi làm việc, quyền có đủ lương thực, nước uống và được sống trong môi trường trong lành).

1.2. Giáo dục quyền con người

Giáo dục quyền con người được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người và đặc biệt là trong Tuyên bố về Chương trình Hành động được Hội nghị Thế giới về quyền con người ở thông qua tháng 6/1993 tại thủ đô nước Áo. Trong tuyên bố về Thập kỷ giáo dục quyền con người đã đưa ra một định nghĩa về giáo dục quyền con người như sau: “Giáo dục quyền con người có thể được định nghĩa là đào tạo, tuyên truyền và những nỗ lực thông tin nhằm mục đích xây dựng nền văn hóa quyền con người toàn cầu thông qua việc truyền đạt kiến thức, các kỹ năng và hun đúc các quan niệm, trực tiếp hướng tới: Tăng cường việc tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản; Phát triển đầy đủ nhân cách con người và ý nghĩa của nhân phẩm con người; Thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và quan hệ hữu nghị trong tất cả các dân tộc và chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và các nhóm ngôn ngữ; Giúp đỡ tất cả mọi người tham gia một cách hiệu quả trong một xã hội tự do; Đẩy mạnh các hoạt động của LHQ để duy trì hòa bình[1]

Giáo dục quyền con người trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng và thái độ về quyền con người giúp các em có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quyền con người – nền tảng kiến tạo một chế độ xã hội dân chủ, công bằng, tiến bộ là tất cả vì con người, coi con người là vốn quý nhất. Giáo dục quyền con người cho phép thiết lập các chuẩn mực giúp người học thay đổi về quan điểm và giá trị sống; thay đổi về hành vi ứng xử nhân văn giữa con người với con người; phát triển tinh thần đoàn kết, sự khoan dung trong giải quyết các vấn đề xã hội từ giải quyết xung đột, bạo lực, đến các công việc chung của cộng đồng và dân tộc.

  1. Nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luậtcấp trung học phổ thông

2.1. Khái quát nội dungchương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật gồm hai mạch kiến thức tương ứng với hai dạng bài học, đó là bài học giáo dục pháp luật và giáo dục kinh tế. Cấu trúc mỗi dạng bài học đều gồm bốn phần học tập: Mở đầu, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng. Khi thực hiện dạy học các bài học trong môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên cần bám sát theo các yêu cầu cần đạt. Các yêu cầu cần đạt này đã được cụ thể hóa trong nội dung và hoạt động dạy học. Mặc dù cùng bám theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, nhưng với mỗi dạng bài học vẫn cần có cách tiếp cận vấn đề, cách dạy, cách học đặc trưng.

Với dạng bài học giáo dục kinh tế, là những dạng bài tập trung giúp học sinh có ý thức và biết tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật, giáo viên nên lựa chọn thông tin, số liệu, hoạt động gần gũi với các hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thông qua các hoạt động cá nhân, cặp, nhóm phù hợp.

Với dạng bài giáo dục pháp luật, giáo viên cần tăng cường khai thác các thông tin, tình huống pháp luật (giả định hoặc có thật), đa dạng, gần gũi với học sinh, tiêu biểu, điển hình, kết hợp với việc cho học sinh tìm hiểu các điều luật cụ thể... để giáo dục cho học sinh về các chuẩn mực pháp luật được đặt ra trong yêu cầu của bài học, thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận theo nhóm, theo lớp.

Bảng nội dung khái quát môn GDKT&PL cấp THPT

Nội dung

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

 

 

 

 

 

 

GIÁO DỤC

 KINH TẾ

 

 

Hoạt động của nền kinh tế

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thị trường và cơ chế thị trường

Lạm phát, thất nghiệp

Hội nhập kinh tế quốc tế

Hoạt động kinh tế của nhà nước

Ngân sách nhà nước và thuế

Thị trường lao động, việc làm

Bảo hiểm và an sinh xã hội

 

 

Hoạt động sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh

Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Đạo đức kinh doanh

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hoạt động tiêu dùng

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Văn hóa tiêu dùng

Quản lí thu, chi trong gia đình

 

 

 

 

 

 

GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT

 

 

 

Quyền và nghĩa vụ của công dân

 

Quyền bình đẳng của công dân

Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế

 

Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân

Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội

 

Một số quyền tự do cơ bản của công dân

 

 

 

 

Hệ thống chính trị và pháp luật

Hệ thống chính trị nước Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Pháp luật nước Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Hiến pháp nước Cộng hõa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế

2.2. Nội dung tích hợp giáo dục quyền con người vào một số chủ đề trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

Căn cứ nội dung quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013; căn cứ vào các yêu cầu cần đạt của các chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật có ưu thế trong việc tích hợp nội dung giáo dục quyền con người.

Ví dụ:

Khối/lớp

Chủ đề

Yêu cần cần đạt

Gợi ý tích hợp
quyền con ngươi

10

Sản xuất kinh doanh và các mô           hình sản xuất kinh doanh

- Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.

- Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó.

- Lựa chọn được mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân.

Tích hợp liên hệ: Quyền tự do kinh doanh; nghĩa vụ đóng thuế theo luật định.

10

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nêu được:

+ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

+ Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

+ Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

- Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn; phê  phán các hành vi vi phạm pháp luật.

Tích hợp bộ phận hoặc liên hệ yêu cầu cần đạt - Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền chính trị, dân sự; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

- Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong việc về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân và của người khác.

11

Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

- Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.

- Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh.

- Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân.

Tích hợp liên hệ ở yêu cầu cần đạt: Chỉ ra năng lực cần thiết của người kinh doanh trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doah nghiệm nhằm đảm bảo các quyền: quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền lao động; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

11

Quyền bình đẳng của công dân

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về:

+ Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách  nhiệm pháp lý).

+ Bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

- Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huống  đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

- Tích hợp bộ phận hoặcyêucầu cần đạt: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực; quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Tích hợp bộ phận hoặc liên hệ yêu cầu cần đạt: Tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền bình đẳng giới trong các lĩnh vực; quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

- Tích hợp bộ phận hoặc liên hệ yêu cầu cần đạt : Đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện các giới trong các lĩnh vực; quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 

Giáo dục quyền con người trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, qua đó giúp các em nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết, thay đổi thái độ, hành vi, biết tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, tôn trọng quyền của người khác và tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.Việc thực hiện nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình môn học cần linh hoạt, mềm dẻo,đảm bảo phù hợp với mục tiêu môn họctheo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục côngdân (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội, 2018.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2023, Tài liệu tập huấn Giáo dục quyền con người trongchương trình môn học, hoạt động giáo dụccấp trung học phổ thông, Hà Nội, 2023.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo dục trung học, 2023,địa chỉ và gợi ý cách tích hợp giáo dục quyền con người vào chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Hà Nội, 2023

[4]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng chủ biên), 2023, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, 11, Nxb Đại học Huế, 2023.

[5]. Văn kiện LHQ A/51/506/Add.1, phụ lục, đoạn 2 – tại http://www.ohchr.org hoặc liên hệ Văn phòng Cao ủy viên LHQ về quyền con người.

 

[1]Xem Văn kiện LHQ A/51/506/Add.1, phụ lục, đoạn 2 – tại http://www.ohchr.org hoặc liên hệ Văn phòng Cao ủy viên LHQ về quyền con người.