Uninature PT - шаблон joomla Скрипты

Phẩm chất, năng lực và dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học- một vài kinh nghiệm trao đổi

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Hà - Đăng ngày: .

Theo cách hiểu chung nhất, phẩm chất là những yếu tố (đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin,tình cảm, giá trị cuộcsống; ý thức pháp luật) làm nên giá trị của con người được hình thàn hsau một quá trình giáo dục. Năng lực là khả năng khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện thành công một loại công việc, một hoạt động nào đó. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là nănglực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc.Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này.Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Để dạy một giờ học phát triển phẩm chất, năng lực người học cần thiết phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản sau:

  Một là, phát huy tính tích cực của người học

  Tổ chứcmột giờ học tốt đòi hỏi người dạy phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của chính người dạy và cả người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Để tổ chức tốt giờ học, ngoài những yêu cầu bám sát mục tiêu giáo dục,nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh…, giờ học còn cần được thực hiện thông qua việc người dạy tổ chức các hoạt động học cho người học theo hướng rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học,nhu cầu hành động và thái độ tự tin, hay nói theo cách khác là tổ chức giờ dạy theo hướng dạy cách học. Mặt khác, giờ học đó phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động học cá thể với hạt động hợp tác theo nhóm, lớp. Đó là việc tổ chức thực hiện hoạt động theo hướng“học đi đôi vớihành,” gắn lý thuyết với rèn luyện kỹ năng; phát huy thế mạnh của các        phương pháp dạy học với các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin; chú trọng cả hoạt động đánh giá  của GV và tự đánh giá của HS.

Hai là, đa dạng hóa các phương pháp và phương tiện dạy học

Một giờ học phát triển phẩm chất, năng lực đòi hỏi người dạy tránh tuyệt đối hóa một phương pháp hay một phương tiện dạy học mà cầnbiết vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh nội dung và mục đích của giờ học. Để làm được điều này, người dạy bên cạnh việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Dù sử dụng bất kỳ phương pháp hay phương tiện nào cũng đều phải đảm bảo được nguyên tắc học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức,hướng dẫn của giáo viên.

Ba là, hiểu đúng dạy học tích hợp, dạy học phân hóa và sử dụng theo mức độ thích hợp trong tổ chức dạy học

Dạy học tích hợp  là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để học sinh biết cách vận dụng kiến thức trong nhà trường vào các hoàn cảnh thực tiễn, hình thành năng lực thực tiễn và trách nhiệm cá nhân của công dân tương lai. Do vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá.

Dạy học phân hoá, xét về góc độ giáo dục học được xem như một phương pháp tiếp cận dạy và học chủ động. Mô hình này đòi hỏi người dạy phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch, phương pháp và các yếu tố khác cho phù hợp nội dung dạy học. Dạy học phân hoá cho phép tạo ra một môi trường mà ở đó học sinh là trung tâm  của quá trình dạy học. Trong môi trường dạy học này người học được yêu cầu hoàn thành một số nhiệm vụ hoặc hoạt động nhất định với nhịp độ riêng của mình Chính môi trường dạy học này sẽ khuyến khích tư duy tích cực, chủ động và độc lập ở các em. Dạy học phân hoá ở bậc phổ thông cơ sở đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc: người học là khác nhau, đánh giá chất lượng hơn số lượng, cách tiếp cận đa phương diện và phải tạo ra mẫu hình nhịp độ giữa nhóm và cá nhân học tập.

Đáp ứng dạy học tích hợp và phân hoá trong tổ chức dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường THPT, điều đầu tiên đòi hỏi người dạy phải hiểu đúng quan niệm “lấy người học làm trung tâm” từ đó trong thiết kế và tổ chức giờ học người dạy sử dụng các phương pháp, phương tiện để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tối đa tri thức, dần hình thành các kỹ năng và năng lực cần thiết. Đặc biệt là người dạy phải chú ý đến hệ thống kỹ năng cần sử dụng để hình thành các năng lực (năng lực cá nhân, năng lực chuyên môn, năng lực xã hội) cho người học. Dạy học theo hướng phát huy năng lực người học thì hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực cũng là một khâu hết sức quan trọng trong tổ chức dạy học. Đánh giá là một vấn đề không mới song để làm tốt hoạt động này cần xác định rõ phương thức và năng lực qua giờ học, môn học.

Tóm lại, Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học là quá trình thiết kế, tổ chức dạy học nhấn mạnh các mức năng lực người học cần đạt được sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Trong quá trình tổ chức dạy học, để phát huy năng lực cần quan tâm đến nhiều yếu tố như nội dung, phương pháp, không gian, kiểm tra, đánh giá…, song việc đa dạng các phương pháp dạy học và chuẩn bị tốt về các công cụ hỗ trợ giờ học là một nhân tố quan trọng quyết định mức độ hứng thú, khả năng hợp tác,… của người học, từ đó hiệu quả giờ dạy học được nâng lên.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo

[2]. Mô hình dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, Nguyễn Kỳ chủ biên (1996), Trường CBQLGD &ĐT, Hà Nội

[3]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậ pquốc tế”.

[4]. Sách Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều – NXB Đại học Huế

[5]. Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT về sửa đổi bổ sung chương trình giáo dục phổthông mới2018